Phát hiện lạnh gáy, Mỹ bí mật làm điều này ở 5 quốc gia châu Âu

Tuấn Anh (Theo Sputnik) Thứ ba, ngày 13/06/2023 09:33 AM (GMT+7)
Mỹ có khoảng 150 đầu đạn hạt nhân bố trí tại các căn cứ không quân của Mỹ ở Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ dù không có bất kỳ thông báo chính thức nào, bà Alicia Sanders-Zakre điều phối viên chính sách và nghiên cứu của Chiến dịch Quốc tế về Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) cho biết.
Bình luận 0
Phát hiện lạnh gáy, Mỹ bí mật làm điều này ở 5 quốc gia châu Âu - Ảnh 1.

Mỹ chi nhiều nhất cho vũ khí hạt nhân. Ảnh ASP

"Như vậy, mặc dù không có xác nhận hay phủ nhận công khai về việc triển khai vũ khí hạt nhân Mỹ ở châu Âu, nhưng chúng tôi biết rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ đang bố trí ở 5 nước trên toàn châu Âu: Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đánh giá của các chuyên gia độc lập, hiện có khoảng 150 đầu đạn triển khai tại các căn cứ không quân của Mỹ ở những quốc gia này",  bà Alicia tuyên bố trong cuộc họp báo ngắn cùng với các phóng viên được Liên Hợp Quốc công nhận từ Hiệp hội ACANU.

Điều phối viên quốc tế Sanders-Zakre nói thêm rằng ICAN vô cùng lo ngại về tình trạng triển khai vũ khí hạt nhân ở bất kỳ quốc gia nào của châu Âu.

Như lịch sử đã chỉ ra, giống như cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba, việc triển khai vũ khí hạt nhân là điểm kích hoạt tiềm năng có thể làm tăng vọt nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bà nhấn mạnh.

 Theo một báo cáo từ Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN), chi tiêu toàn cầu cho vũ khí hạt nhân đã tăng lên 82,9 tỷ USD vào năm 2022, trong đó Mỹ chi ra nhiều hơn tất cả các cường quốc hạt nhân khác cộng lại.

"Chín quốc gia (sở hữu vũ khí hạt nhân) đã chi 82,9 tỷ đô la cho vũ khí hạt nhân, trong đó khu vực tư nhân kiếm được ít nhất 29 tỷ đô la vào năm 2022. Mỹ đã bỏ ra 43,7 tỷ đô la - nhiều hơn tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác cộng lại, Nga chi phí bằng 22% của Mỹ với 9,6 tỷ đô la và Trung Quốc chi bằng hơn 1/4 con số của Mỹ với 11,7 tỷ đô la", tài liệu viết.

Theo ICAN, chi tiêu trong lĩnh vực này tăng 2,1 tỷ USD vào năm 2022 so với năm 2021, năm thứ tư liên tiếp có mức tăng mạnh trong chi tiêu toàn cầu cho vũ khí hạt nhân. Tổ chức này cho biết trong một "môi trường an ninh liên tục thay đổi và đầy thách thức, từ các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu đến đại dịch COVID-19" và những diễn biến ở Ukraine, "chi tiêu cho vũ khí hạt nhân đã tăng đều đặn, dẫn đến không có sự cải thiện rõ rệt nào trong môi trường an ninh".

Chiến dịch Quốc tế về Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (International Campaign to Abolish Nuclear Weapons - ICAN) là tổ chức công cộng quốc tế được thành lập vào năm 2007, nhằm mục đích thúc đẩy việc thông qua và thực hiện Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. Tổ chức này đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2017.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem