Phi công MH17 không thể tránh được tên lửa vì thiếu “mồi nhử“

Minh Nhân (tổng hợp) Thứ bảy, ngày 19/07/2014 20:19 PM (GMT+7)
Ở khoảng cách 33.000 feet (10.060 mét), tức khoảng cách mà MH17 được cho là bị tên lửa Buk bắn rơi, nhiều máy bay loại chiến đấu cơ hoàn toàn có thể tránh được sự tấn công của tên lửa. Nhưng MH17 thì không thể làm được dù phi công có thể nhìn thấy khói bay của tên lửa.
Bình luận 0

Máy bay to và có tốc độ bay chậm

Cựu phi công Kit Darby, người đã có hàng ngàn giờ bay với máy bay thương mại chở khách, chia sẻ trên tờ Fox5vegas rằng, chiếc Boeing 777 mà Malaysia Airlines đang sử dụng bị bắn rơi ở Ukraine ngày 17.7 không có khả năng phát hiện sự xâm nhập của tên lửa và cũng không có khả năng cơ động để tránh được tên lửa cho dù phi công lái MH17 có nhìn thấy tên lửa đang lao về phía máy bay đi chăng nữa.

img

Hệ thống tên lửa Buk được cho là thủ phạm bắn rơi MH17 có tốcđộ nhanh gấp nhiều lần MH17. Ảnh minh họa

“Hệ thống tên lửa là một loại vũ khí quân sự được thiết kế để bắn các máy bay chiến đấu loại nhỏ bay ở tốc độ cao. Một máy bay tương đối lớn và bay tương đối chậm sẽ không thể nào tránh được loại tên lửa này”, Darby nói.

Hơn nữa khi phát hiện ra tên lửa rồi thì việc tăng tốc với một máy bay dân sự chở khách cũng rất khó vì khả năng cơ động của nó không giống như chiến đấu cơ. “Phi hành có thể nhìn thấy khói của tên lửa đang đến hoặc có thể không. Nhưng việc lái tránh nó là quá khó cho một phi công dân sự trong một máy bay dân sự ngay cả khi họ nhìn thấy khói tên lửa”, một phi công khác giấu tên chia sẻ trên Malaymailonline.com ngày 19.7. 

Theo thông tin của chuyên trang hàng không Aviationist, máy bay Boeing 777 mã hiệu MH17 bị bắn rơi khi đang ở độ cao 33.000 feet, bay ở tốc độ 476 knots tương đương khoảng 881,552 km/h. Trong khi đó nếu chỉ so sánh cơ học thì tên lửa Buk loại phiên bản SA-11 được cho là đã bắn MH17 có tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với chiếc máy bay này khi nó đạt tới tốc độ siêu thanh Mach 3 tức khoảng 3.675,132 km/h.

Thiếu hệ thống cảnh báo và mồi nhử

Cũng theo cựu phi công dày dặn kinh nghiệm Darby, Boeing 777 được xem là một trong những dòng máy bay tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Nhưng trong tất cả các công nghệ hiện đại được tích hợp, Boeing 777 lại không có bất kỳ hệ thống cảnh báo hay các biện pháp bảo vệ máy bay để chống lại các cuộc tấn công nguy hiểm như tên lửa.

img

Nếu có mồi nhử MH17 có thể đánh lạc hướng tên lửa. Ảnh minh họa

Điều này có nghĩa rằng, hành khách, phi hành đoàn và các phi công đều không thể biết được những gì đã và đang xảy ra đe dọa họ từ dưới mặt đất như cuộc tấn công bằng tên lửa. Trong thực tế cũng khó có thể tin được cuộc tấn công lại nhắm đến loại máy bay dân sự. “Thật khó để tin rằng bất cứ ai sẽ nhắm mục tiêu là một máy bay chở khách”, Darby nói.

Tờ Malaymailonline (19.7) tiết lộ cụ thể hơn, những máy bay dân sự như Boeing 777 không được trang bị hệ thống cảnh báo và hệ thống bẫy như (dạng như pháo bẫy của các chiến đấu cơ để đánh lạc hướng tên lửa) nên không thể nào có thể thoát khỏi cuộc tấn công của tên lửa trong không khí.

Cũng theo Malaymailonline.com, hiện nay trên thế giới chỉ có một máy bay thương mại được trang bị hệ thống phòng vệ khỏi các cuộc tấn công tên lửa. Đó là chiếc máy bay của hãng FedEx Corp được hai tập đoàn công nghiệp quốc phòng Northrop Grumman Corp và BAE Systems Plc trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Guardian có kích cỡ bằng một cái bồn tắm, nặng khoảng 500 kg, hoạt động bằng cách bắn tia laser vào tên lửa để chuyển hướng quỹ đạo bay của tên lửa.

Còn lại các máy chở khách khác đều không có trang bị hệ thống trên. Nhiều nhà kinh doanh cho rằng, nếu lắp thêm hệ thống này thì họ sẽ mất đi 2 ghế ngồi của hành khách và tiêu tốn khoản chi phí mua, lắp đặt thiết bị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem