Sau từ chối TPP, Donald Trump sẽ làm gì tiếp theo?

Duy Anh Thứ tư, ngày 23/11/2016 14:30 PM (GMT+7)
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố bác bỏ việc tham gia thỏa thuận TPP và sẽ ký kết hiệp định song phương với các nước trong khu vực có lợi cho các tập đoàn, chuyên gia tổ chức từ thiện chống nghèo War on Want Vicki Hurd cho biết.
Bình luận 0

img

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã từ chối TPP

Theo bà, thỏa thuận TPP, cũng như TTIP và CETA, được lập ra để củng cố vị thế của các tập đoàn lớn, nhưng cực kỳ bất lợi từ quan điểm bảo vệ phúc lợi xã hội. "Đó là lý do tại sao người dân trên khắp thế giới phản đối mạnh mẽ các thỏa thuận đó",  bà Vicki Hurd nói với Sputnik. 

Nên tiếp nhận các tuyên bố của ông Trump một cách thận trọng, người đối thoại với Sputnik cảnh báo.

"Trong chương trình tranh cử của mình Trump phản đối thỏa thuận thương mại như vậy, nhưng trong thực tế, ông Trump lại tin tưởng vào việc bãi bỏ điều chỉnh, tư nhân hóa và các ưu tiên của lợi nhuận doanh nghiệp",  bà Vicki Hurd nói. "Khi Trump nắm quyền, ông ta sẽ nhấn mạnh vào các hiệp định song phương có lợi cho các công ty, nhưng gây tổn hại nhất cho những người nghèo",  bà Hurd nói.

Trước đó, ông Trump nói rằng thay vì một thỏa thuận bao gồm khoảng 40% thương mại thế giới, ông dự định sẽ đàm phán từng thỏa thuận thương mại riêng rẽ mà sẽ có lợi hơn cho người lao động Mỹ. Đối với những nước ở châu Á, các nhà phân tích nói rằng từ bỏ thỏa thuận này sẽ mở ra những cơ hội thương mại mới cho Trung Quốc, nước không tham gia TPP.

Những nhà đàm phán đã làm việc suốt bảy năm qua để hoàn tất TPP. Những người ủng hộ nói rằng TPP sẽ khuyến khích thương mại nhiều hơn giữa 12 quốc gia, nâng cao thu nhập của người lao động, áp dụng những biện pháp bảo hộ quan trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lao động và tích hợp những biện pháp bảo vệ môi trường. Những người chỉ trích cáo buộc thỏa thuận này, vốn được đàm phán bí mật, làm lợi quá mức cho những tập đoàn toàn cầu, và minh định những hạn chế nghiêm ngặt về quyền sở hữu trí tuệ.

Gareth Leather, nhà kinh tế cao cấp chuyên về châu Á tại công ty nghiên cứu Capital Economics ở London, gọi sự suy thoái của TPP là "một đòn giáng vào triển vọng kinh tế của những nền kinh tế đang trỗi dậy ở châu Á, với bất kỳ lợi ích nào từ một thỏa thuận thương mại khu vực do Trung Quốc dẫn đầu "có thể sẽ nhỏ hơn nhiều."

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem