Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cây đa tía cổ thụ tương truyền đã 1.000 năm tuổi ở miếu cổ Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) ngày nay là một chứng nhân cho nhiều sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta.
Biểu tượng của dân làng Vạn Phúc
Đến miếu cổ Vạn Phúc vào một ngày nắng nóng tháng 8, chúng tôi như được lạc vào không gian của khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ, thảm thực vật xanh tốt, thác nước trên núi giả chảy róc rách ngày đêm.
Trong không gian tự nhiên ở đây nổi bật lên là cây đa tía cổ thụ cao hàng chục mét tương truyền được trồng từ thuở lập làng. Cây đa có tuổi đời cả nghìn năm này là chứng nhân quan trọng, bất chấp sự tàn phá của thời gian, thân cây to lớn với nhiều cành đan xen vào nhau, nhiều đoạn thân cây đã mục ruỗng tạo thành các hang hốc nhưng cành lá trên cây vẫn tươi tốt quanh năm.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Đỗ Quang Vĩnh (gần 90 tuổi), một cao niên ở làng Vạn Phúc cho biết, người dân ở làng không biết cây đa bao nhiêu tuổi và được trồng khi nào nhưng nếu theo lịch sự ở miến cổ thì cây cổ thụ này đã ngót nghìn năm tuổi.
Theo ông Vĩnh, cây đa này không chỉ là một cây cổ thụ bình thường mà còn là nhân chứng lịch sử chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta và là biểu tượng của người dân làng Vạn Phúc. "Hốc cây đa từng là hòm thư liên lạc của các cán bộ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đến nay cây đa đã được công nhận là cây di sản", ông Vĩnh nói.
Ông Vĩnh cho biết thêm, trước đây ở làng Vạn Phúc còn nhiều cây đa nhưng so về kích thước, chiều cao thì cây đa ở miếu cổ vẫn cao và cổ thụ nhất. "Ngày xưa Vạn Phúc chưa lên phố, chưa có nhiều nhà cao tầng, bà con trong làng đi xa trở về đã nhìn thấy ngọt cây, nhiều người quên đường chỉ cần lấy ngọn đa làm mốc để trở về nhà", ông Vĩnh nhớ lại.
Sự thật câu chuyện "thần xà" ở cây đa cổ thụ
Tuy nhiên, câu chuyện kỳ bí xung quanh cây đa cổ thụ này còn khá nhiều. Ông Nguyễn Văn Cộng, thủ từ miếu cổ cho biết, trước đây có người còn nhìn thấy trên thân cây đa xuất hiện rắn to nghi là "thần xà" hiển linh.
Ban đầu ông Cộng, nghĩ tất cả những câu chuyện về "thần xà" là do một sản phẩm từ trí tưởng tượng của người dân để phục vụ cho nhu cầu tâm linh. Vì bản thân ông nhiều năm làm việc ở miếu nhưng chưa một lần gặp hay thấy rắn ở quanh cây đa.
Tuy nhiên, điều ông Cộng thấy kỳ lạ là vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch năm Quý Tỵ (2013), bầu trời trong xanh, ánh trăng sáng vằng vặc, người dân trong làng nô nức kéo nhau đến miếu thắp hương, cầu khấn cho một năm mới sức khỏe, tài lộc… Những người dân nơi đây vẫn còn nhớ như in câu chuyện ngày hôm đó: Trong lúc đợi hết tuần nhang để xin lộc mang về, chị Triệu Ngọc Ánh (một du khách ở xa đến) có ngồi nói chuyện với một vài người ngoài hiên.
Bỗng dưng mọi người thấy chị Ánh giơ hai tay lên trời, miệng kêu ú ớ “Ối giời ơi, rét quá”, rồi chị này ngã vật ra nền nhà. Điều khiến mọi người ngạc nhiên hơn cả là chị này bắt đầu từ từ trườn xuống sân nhẹ nhàng như một chú rắn tiến về phía cây đa cổ thụ, lè lưỡi, hai mắt sáng quắc. Ai nấy có mặt khi đó chứng kiến cảnh tượng đều cảm thấy rợn tóc gáy.
Nhìn hành động cũng như biểu hiện của chị Ánh người ta nghĩ ngay đến việc “thần xà” đã nhập vong vào người này. Vì thế, không chỉ riêng ông Cộng và nhiều người khác tá hỏa chạy đi thắp hương, cầu khấn khắp nơi trong ngôi miếu.
Khi quay lại, người ta thấy chị Ánh dường như lưỡi lè ra dài hơn, miệng há hốc, mắt trợn trừng trông rất dữ tợn. Nhiều người thấy vậy đã đưa cho chị này mấy chai nước thì chị ta liền ngậm vào mồm rồi dốc ngược lên uống, sau đó còn phun nước phì phì. Tất thảy mọi người vừa sợ hãi, vừa kinh ngạc chưa biết xử lý ra sao thì vong “thần xà” cất tiếng căn dặn người dân ngày 28 tháng Giêng tới đây, dân làng phải làm lễ cúng bò để ngài ban phúc lành cho nhân dân. Một lúc sau thì chị Ánh tỉnh táo trở lại nhưng khi hỏi đến câu chuyện vừa xảy ra, chị này nói mình không biết gì cả.
Về sau, người dân trong làng xây một ao nhỏ và lập bàn thờ "thần xà" ở dưới gốc cây đa cổ thụ. Theo ông Đỗ Quang Vĩnh, câu chuyện "thần xà" xuất hiện ở cây đa chỉ là truyền miệng. "Trước đây, trên hốc cây đa là hòm thư bí mật của cách mạng nên người dân trong làng đồn nhau trong cây đa có rắn độc to để dọa mọi người không được đến gần, tránh làm lộ bí mật của cách mạng", cụ cao niên ở làng Vạn Phúc chia sẻ.
ThS. Nguyễn Mạnh Quân, chuyên gia thôi miên với nhiều năm nghiên cứu về thần học cho rằng: Thế giới tâm linh vẫn đang tồn tại song hành nhưng riêng về hiện tượng “thần xà” tại phường Vạn Phúc thì tôi khẳng định không phải là bị “thần xà nhập”. Đây chỉ là một hiện tượng tự ám thị do tác động của suy nghĩ và đức tin và dưới tác động của hiệu ứng có tên gọi là “Domino” - phản ứng lây dây chuyền sang những người khác.
"Đây là một biểu hiện bệnh lý có tên gọi là “Hội chứng lên đồng”. Hội chứng này đã được tổ chức Y tế thế giới nghiên cứu và có mã số: F44.3 trong bảng phân loại các loại bệnh rối loạn tâm thần", ông Quân khẳng định.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.