Tập tục truyền kiếp cần loại bỏ: Cưới vợ để... "Trả nợ hồi môn"

Thứ sáu, ngày 24/01/2014 11:45 AM (GMT+7)
Từ bao đời nay, người đàn ông Cơtu cưới vợ về nhà là để làm thay mình, từ công việc nhẹ đến công việc nặng nhọc nhất. Với những người con trai Cơtu, việc cưới vợ không nằm ngoài sự khắt khe và ràng buộc bởi "luật tục" cưới nơi đây.
Bình luận 0
Từ bao đời nay, tộc người Cơtu dựa vào dãy Trường Sơn dọc biên giới Việt - Lào để sống và sinh tồn. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, chiến tranh hoạn lạc, dời làng rồi lại lập làng đến nay để lại họ nhiều phong tục hay và đẹp làm nên bản văn hóa riêng-Văn hóa Cơtu. Thế nhưng bên cạnh đó, nhiều tập tục lạc hậu hiện diện vẫn còn tồn tại trong đời sống hằng ngày mà đến lúc cần phải loại bỏ để nhường lại cuộc sống tươi đẹp hơn.

Từ một tập tục truyền kiếp:

Đến nay, người ta biết đến ở tộc người Cơtu vùng núi Quảng Nam sinh sống ở 3 huyện: Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang và được phân bố thành 3 vùng: Người Cơtu vùng cao(Cơtu đ'riu), người Cơtu vùng trung(Cơtu nal) đến người Cơtu vùng thấp(Cơtu phương), hiện có cả thảy hơn 23 dòng họ như: Alăng, Arất, Rơrâm, Bh’nướch, Avô, Pơloong, Ating, Bh’ling, Pugol, Tơngôl, Bh'ríu, Cooh, Aviết, Hiên, Cơrướp, Bh’rao, Bh’lúp, Hôih, Cơlâu...

Theo phong tục truyền thống, mặc dù có nhiều dòng họ như vậy nhưng luật tục Cơtu cũng có những quy định về mặt hôn nhân, những người cùng dòng họ không được lấy nhau. Khi chàng trai bắt gặp một cô gái rồi đem lòng yêu mến và cô gái cũng ưng cái bụng với chàng trai mình yêu, thế là họ đến với nhau mà không có sự ép duyên hay ràng buộc của cha mẹ và hai bên gia đình.

Lúc hỏi và cưới, gia đình nhà gái hầu như chẳng tốn kém gì cả mà còn nhận được nhiều sính lễ có giá trị như trâu, bò, lợn, gà, trang sức bằng mả não, thổ cẩm đến chiêng, ché quí từ gia đình nhà trai.

Một đám cưới của người Cơtu tại thôn Trao, thị trấn P'rao, huyện Đông Giang(Quảng Nam) vào năm 2007 mà sau đó là sự huệ lỵ của nó.

img

Một đám cưới của người Cơtu tại thôn Trao, thị trấn P'rao, huyện Đông Giang(Quảng Nam) vào năm 2007 mà sau đó là sự huệ lỵ của nó.

Chính vì sự tốn kém này, nên không biết từ bao đời nay người đàn ông Cơtu đã cưới vợ về nhà là để làm thay mình, từ công việc nhẹ đến công việc nặng nhọc nhất. Với những người con trai Cơtu mồ côi cha, mẹ thì việc cưới vợ cũng không nằm ngoài sự khắt khe và ràng buộc bởi luật tục là họ phải chịu nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác bên nhà vợ.

Đàn ông, thanh niên Cơtu thường ở nhà tụm nhau để nhậu nhẹt.
Đàn ông, thanh niên Cơtu thường ở nhà tụm nhau để nhậu nhẹt.

Chúng tôi có cơ may đã nhiều năm đến vùng đồng bào Cơtu sinh sống để công tác, rồi tình cảm cũng dần gắn bó mật thiết với bà con Cơtu. Qua một số người già lớn tuổi, những già làng am hiểu về phong tục tập quán của người Cơtu chúng tôi được biết: Khi trai gái Cơtu yêu nhau, để xác lập mối quan hệ đó người Cơtu thường tổ chức đám cưới thật thịnh soạn, qui mô. Có thế thì gia đình đó mới được cộng đồng không chê trách, cười pha mà còn nể phục. Đa phần số người được hỏi và họ đều cho rằng, vì mình phải tốn kém nhiều trâu bò, heo, gà đến đồ trang sức, thổ cẩm, ché chiêng quí mới cưới được vợ và nó phải làm cả đời để bù lại cho những thứ đồ mà mình đã bỏ ra.

 Hình ảnh này thường gặp ở phụ nữ Cơtu vùng núi Quảng Nam.

img

Hình ảnh này thường gặp ở phụ nữ Cơtu vùng núi Quảng Nam.

Đây cũng chẳng là chuyện lạ nữa với tộc người Cơtu chúng tôi, người phụ nữ phải gánh chịu về công việc nặng nhọc có khi kiệt sức cũng không được than phiền. Đi liền với quan niệm, lấy vợ về là để làm việc thay cho gia đình nhà chồng mà không hề biết hệ lụy nghiêm trọng của nó và đã ăn sâu vào tiềm thức của tộc người Cơtu nên họ không bỏ được.

img

img

Ngoài công việc trên nương rẫy, phụ nữ Cơtu còn tranh thủ giã lúa để có gạo nấu cơm phục vụ gia đình, lo giặt dũ áo quần, tắm cho con cái.
Ngoài công việc trên nương rẫy, phụ nữ Cơtu còn tranh thủ giã lúa để có gạo nấu cơm phục vụ gia đình, lo giặt dũ áo quần, tắm cho con cái.

Và trên hành trình mỗi lần về vùng đồng bào Cơtu sinh sống, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến biết bao người phụ nữ, cả những em gái Cơtu mang nặng đủ thứ trên vai sau mỗi lần đi làm rẫy về với nhiều gùi củi khô, sắn, măng rừng đến những gùi lúa đầy nặng trỉu trên vai đang ráng hết sức, oằn cả lưng trên khuôn mặt những giọt nước mắt mặn chát cứ chảy theo nhịp cuộc đời khiến chúng tôi cảm thấy quặn lòng.

Từ bao đời nay, người Cơtu làm nương rẫy theo phương thức canh tác nhỏ lẻ, chủ yếu trồng trọt, làm nương rẫy trên các triền núi cao, vì vậy mà người phụ nữ Cơtu đã trở thành lao động chính để nuôi toàn bộ cha mẹ chồng, con cái trong gia đình... Bên cạnh đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn hiện diện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày của họ bởi những sính lễ mà gia đình nhà gái đã nhận ở nhà trai. Theo phong tục, với người phụ nữ Cơtu đã lấy nhau rồi thì không được bỏ nhau.

Tranh thủ thời gian, phụ nữ còn đến Gươl dệt vải để kiếm tiền cải thiện đời sống gia đình.
Tranh thủ thời gian, phụ nữ còn đến Gươl dệt vải để kiếm tiền cải thiện đời sống gia đình.

Từ trước tới nay, chưa ai thấy bất kỳ người phụ nữ Cơtu làm thế cả. Với họ, dù phải chịu tủi nhục cả đời, vì nếu ly hôn thì lấy tiền, trâu, bò, chiêng ché, đồ sức đâu mà trả lại cho nhà chồng. Ngược lại, từ trước tới giờ người đàn ông Cơtu làm việc rất ít.

Hằng ngày, họ thường rủ nhau lên rừng săn bắn các loại chim thú, đặt bẩy để được heo, mang, nai hoặc chiết rượu từ cây T'đin về uống. Mọi công việc nương rẫy từ gieo trồng đến làm cỏ rồi thu hoạch lúa và nhiều công việc nặng nhọc khác đều đổ lên đôi vai người vợ, người mẹ. Vì vậy, mà từ bao đời nay cái đói, cái nghèo cứ đeo bám mãi với người Cơtu cũng do tập tục lạc hậu này đem lại.

Cần phải loại bỏ:

Với chúng tôi, việc xóa bỏ tập tục trả nợ hồi môn đang là vấn đề lâu dài. Làm thế nào để đồng bào dân tộc Cơtu nhận thức được những khó khăn mà chính những tập tục lạc hậu gây nên đối với người phụ nữ. Làm thế nào chuyển biến được nhận thức của người Cơtu trong khi trình độ văn hoá của họ còn hạn chế, thậm chí có nhiều nơi còn có nhiều người không biết chữ.

Đã nhiều lần ngồi uống rượu ở Gươl làng cùng nhiều bậc cao niên và đem thắc mắc của tập tục này hỏi, thì lần nào cũng nhận được cái lắc đầu và im lặng. Trong khi đó, đối với những người đàn ông Cơtu không mấy người siêng năng, chăm chỉ. Ngoài việc lên nương lên rẫy, phụ nữ Cơtu vùng cao cũng phải quán xuyến luôn việc nhà, từ giã gạo, cơm nước đến chăm sóc con cái, phụng dưỡng cha mẹ. Phụ nữ làm càng nhiều việc, đặc biệt là việc nặng, thì được cho là vợ tốt, cha mẹ chồng khen là con dâu hiếu thảo. Có thế thì mới được gia đình nhà chồng tôn trọng...

Già làng Cơtu Y Kông thôn Tống Coóih, xã Ba, huyện Đông Giang(Quảng Nam), rất mong tục lệ này của người Cơtu mau loại bỏ.
Già làng Cơtu Y Kông thôn Tống Coóih, xã Ba, huyện Đông Giang(Quảng Nam), rất mong tục lệ này của người Cơtu mau loại bỏ.

Già làng Y Kông(85 tuổi), dân tộc Cơtu(nguyên Chủ tịch UBND huyện Hiên(cũ), nay là hai huyện Đông Giang và Tây Giang(Quảng Nam) hiện đang sống tại thôn Tống Coóih, xã Ba, chia sẻ với chúng tôi: Vẫn biết rằng, những ý nghĩ, tập tục đã ăn sâu vào đời sống người dân nên không dễ gì một sớm, một chiều xóa bỏ được. Không thể đổ lỗi về trình độ dân trí thấp mà những tập tục lạc hậu vẫn còn theo đuổi. Vì vậy, công tác tuyên truyền vận động của các cấp các ngành và cả hệ thống chính trị cần phải vào cuộc, có thế thì tập tục lạc hậu này của tộc người Cơtu chúng tôi mới được loại bỏ.

Già làng Cơtu Cơlâu Năm(người đội mủ đen bên phải) thôn Pơr ning, xã Lăng, huyện Tây Giang(Quảng Nam) đang tuyên truyền cho lớp trẻ hiểu thêm về tục thách cưới của người Cơtu.
Già làng Cơtu Cơlâu Năm(người đội mủ đen bên phải) thôn Pơr ning, xã Lăng, huyện Tây Giang(Quảng Nam) đang tuyên truyền cho lớp trẻ hiểu thêm về tục thách cưới của người Cơtu.

Còn già làng Cơlâu Năm(78 tuổi), dân tộc Cơtu(Anh hùng Lực lực lượng Vũ trang Nhân dân), hiện đang sống tại thôn Pơr ning, xã Lăng, huyện Tây Giang(Quảng Nam) chia sẻ: Ngày nay, tục thách cưới của tộc người Cơtu dẫu không còn nặng nề như xưa, nhưng nếp sống, nếp nghĩ ấy chưa thay đổi trong nhận thức và tư duy của mỗi người.

Một khi những luồng lẫn quẩn ấy mãi chưa tìm được lời kết, nên chăng khi thanh niên nam, nữ Cơtu đến tuổi kết hôn thì các tổ chức xã hội cần tư vấn về pháp luật hôn nhân gia đình, hỗ trợ tư pháp để cho bạn trẻ nhận thức về tục thách cưới đầy nguy hại này mà họ dần dần bỏ đi.
Sơn Gia Phúc (Sơn Gia Phúc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem