Các nghiên cứu đều đồng ý nếu một thành viên trong gia đình sinh ra cặp sinh đôi thì những thành viên còn lại đều có khả năng sinh ra những cặp song sinh tương tự. Nếu bản thân người mẹ thuộc một cặp sinh đôi thì cơ hội thụ thai đôi sẽ tăng gấp 4 lần. Có thể nói yếu tốt di truyền đóng vai trò khá quan trọng trong vấn đề này. Ở Mỹ, song sinh rất phổ biến với người Mỹ gốc Phi (khoảng 36,8/1.000 người) nhưng lại rất hiếm xảy ra với người gốc Mỹ La tinh.
Hai bé gái sinh đôi ở “thị trấn song sinh” thuộc Kodinhi, Ấn Độ
Cộng đồng người Yoruba ở thị trấn Igbo-Ora thuộc phía đông nam Nigeria được cho là có tỷ lệ sinh đôi cao nhất trên thế giới. Ước tính cứ 1.000 người thì có khoảng 45 đến 50 ca sinh đôi. Hay nói các khác , 10% dân số khu vực này là anh em sinh đôi. Điều này đã khiến cho thị trấn này được mệnh danh là “Thủ đô sinh đôi của thế giới”.
Trong khi y học còn chưa có lời giải đáp, nhiều nghiên cứu lại cho rằng sinh đôi liên quan đến thói quen ăn uống của phụ nữ tại đây. Thức ăn có chứa nhiều yamcontaining có thể tạo hoocmon gây kích thích buồng trứng. Tuy nhiên đó cũng có thể đơn giản là do di truyền. Dù sao thì điều này cũng không hề quan trọng đối với vùng nông thôn này. Thậm chí họ còn cho rằng đó là Chúa ban phước lành và tổ chức ăn mừng, có rất nhiều người phụ nữ ở Igbo-Ora còn mong muốn được mang song thai.
Igbo-Ora không phải là thị trấn duy nhất có tỉ lệ sinh đôi cao. Ở thành phố Candido Godoi, Brazil gần biên giới Argentina cũng diễn ra tình trạng tương tự. Tỉ lệ sinh đôi của khu vực này là 10%, cao hơn 1,8% so với toàn bang Rio Grande do Sul và trên toàn quốc.
Các kết quả được ghi nhận vào đầu thế kỉ 20 bao gồm 17 cặp sinh đôi và theo dõi qua nhiều thế hệ. Họ phần lớn là người gốc Ba Lan hoặc Đức, trong đó những người Đức có nguồn gốc ở Hunsrück chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Trong nhiều thập kỉ nay, các nhà nghiên cứu đang đau đầu để giải thích cho tỉ lệ các cặp song sinh cao trong một khu vực.
Tuy nhiên ngay sau đó, vào năm 2009, nhà sử học Jorge Camarasa - người Argentina đã đề cập đến một thuyết kì lạ trong cuốn sách của ông Mengele: Thiên sứ của Tử thần ở Nam Mỹ.
Josef Mengele, vị bác sĩ nổi tiếng thời Đức Quốc Xã đã tiến hành nhiều thí nghiệm khủng khiếp vời các cặp sinh đôi trong các trại tập trung của Đức tại Auschwitz. Nhiệm vụ của ông là khám phá những bí ẩn đằng sau các cặp song sinh nhằm giúp ý định của Hitler gia tăng dân số chủng người Aryan ( người Đức thuần chủng).
Khi quân Đồng minh tiêu diệt chế độ phát xít ở Đức, Mengele đã trốn sang Nam Mỹ. Jorge Camarasa cho rằng Mengele đã ngụy trang là một bác sĩ thú y và vẫn tiếp tục tiến hành các thí nghiệm với phụ nữ khi trên đường chạy ở Nam Mỹ, Có lẽ Mengele đã giải mã được ẩn số này dẫn đến dân số thị trấn gia tăng nhanh chóng.
Tuy nhiên điều này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, một số nhà sử học cho rằng Mengele đã không nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian ở Brazil, và tỉ lệ cặp song sinh ra đời gia tăng trước cả khi Mengele chuyển Nam Mỹ. Các nhà nghiên cứu cho rằng gen di truyền và giao phối cận huyết chính là lời giải thích hợp lý nhất cho tần suất song sinh cao ở khu vực này.
Cặp song sinh 10 tuổi Kitana và Tahuana Schmitt là một trong 700 cặp song sinh tại thành phố 6,600 dân này.
Cặp song sinh 17 tuổi Mariara và Maira Kotowski ở Candido Godoi.
Neslson và Norberto Riske là cặp song sinh lớn tuổi ở Candido Godoi.
Thị trấn Buzim nằm ở phía Tây bắc Bosnia cũng được coi là "thị trấn của những cặp song sinh". Có khoảng 200 cặp sinh đôi trên tổng số 20.000 dân tại khu vực này.
Tuy nhiên, không giống với Igbo-Ora Candido Godoi, người dân Buzim lại biến điểm khác biệt này thành một yếu tố thu hút khách du lịch. Theo Reuters, sự việc này được phát hiện lần đầu tiên bởi một nhà báo địa phương Nedzib Vucelj khi vợ ông mang song thai trong suốt cuộc nội chiến 1992-1995.
Đặc biệt, Vucelj cũng cho biết có ít nhất 21 cặp song sinh đã ra đời trong cùng thời điểm đó. Vì vậy, ông đã xây dựng một trang Facebook nhằm tìm kiếm các cặp song sinh khác trong thị trấn. Và cho đến thời điểm này, ông đã xác định được ít nhất 200 ca sinh đôi tại đây.
Trên thực tế, người dân Buzim theo chế độ phụ hệ, một gia đình có thể khá đông thành viên và tình trạng giao phối cận huyết là điều rất dễ xảy ra. Điều này dẫn đến việc duy trì gen di truyền giữa các cặp sinh đôi.
Cặp song sinh ở Buzim.
Hiện tượng sinh đôi cũng được phát hiện tại ngôi làng Kodinhi thuộc bang Kerala, Ấn Độ. Ngôi làng có khoảng 2.000 gia đình với 250 ca sinh đôi đã được đăng ký giấy khai sinh. Riêng năm 2008, 15 cặp sinh đôi trong tổng số 300 trẻ em được sinh ra và tỷ lệ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng năm năm trước đó (trước năm 2009) đã có tổng số 60 cặp sinh đôi ra đời.
Các cặp song sinh cùng nhau chụp ảnh tại Kodinhi, Ấn Độ.
Ngày lễ quy tụ các cặp sinh đôi.
Hạnh Chi (theo Amusing Planet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.