Nếu Tân Hoàng Minh hủy hợp đồng tại thời điểm này, lô đất 3-12 vẫn là đất công thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Và TP.HCM sẽ phải tổ chức đấu giá lại chứ không thể mời đơn vị trả giá cao thứ hai mua lại.
Khuya 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh phát ra thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm. Với thông cáo này, Tân Hoàng Minh có thể phải mất khoản tiền đặt trước là gần 588,5 tỷ đồng - bằng 20% mức giá khởi điểm của lô đất 3-12.
Mặt bằng giá bất động sản ở khu vực TP Thủ Đức đã được “nâng” lên 10-15%, có nơi tăng tới 20% từ sau phiên đấu giá khủng ở Thủ Thiêm, nhưng thanh khoản rất chậm…
Bốn doanh nghiệp trúng đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) đã tiến hành ký hợp đồng mua tài sản đối với 4 lô đất nói trên.
Giá đất Thủ Thiêm xác lập kỷ lục 2,4 tỷ đồng/m2 khiến nhiều người nghĩ rằng thành công của cuộc đấu giá với mức cao sẽ giúp thành phố có nguồn thu lớn cho ngân sách. Thế nhưng, theo chuyên gia quy hoạch đô thị, đằng sau đó có thể sẽ là những hệ lụy kéo dài
Được giao dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 là 21.500 tỷ đồng, nhưng 4 lô “đất vàng” Thủ Thiêm vừa đấu giá thành công, dự kiến sẽ mang lại cho Chi cục Thuế TP.Thủ Đức số thu lên đến 37.000 tỷ đồng...
"Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày đấu giá thành công, nếu doanh nghiệp không thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, coi như họ từ chối kết quả đấu giá và bị mất tiền đặt trước (20% giá khởi điểm lô đất)", lãnh đạo Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP.HCM khẳng định với Dân Việt sáng nay.
Trung tâm đấu giá tài sản TP.HCM (thuộc Sở Tư pháp TP.HCM) đã bán đấu giá thành công 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), thu về cho ngân sách 37.350 tỷ đồng.
Hai lô đất mang ký hiệu 3-5 và 3-8 thuộc khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức đã được 2 doanh nghiệp đấu giá thành công với mức giá tổng cộng là 7.820 tỷ đồng.