Nhân vật chính trong vụ này đã bị kỷ luật, chuyển công tác với mức lương thấp hơn.
Xử lý không thỏa đáng, lọt tin ra ngoài?
Vụ việc diễn ra từ trước Tết Nguyên đán, nhưng do một số KSVKL không hài lòng với cách xử lý của lãnh đạo nên đã đưa sự việc lên mạng. Thậm chí còn đưa một đoạn ghi âm trong cuộc họp xử lý KSVKL gây gổ khi làm nhiệm vụ (có tên là T.X.V). Những thông tin này còn khẳng định KSVKL T.X.V trước đó có tiền lệ gây gổ với một kíp phó.
|
Bàn làm việc của KSVKL (ảnh minh họa). |
Tối 27.2, ông Việt cho biết: “KSVKL T.X.V gây gổ xích mích với kíp trưởng ngày 17.1 vừa qua. Trong quá trình đó, T.X.V đã cầm con chuột điều khiển đập xuống mặt bàn khiến bị hỏng máy 2. Bên chúng tôi, muốn điều khiển được màn hình thì buộc phải có con chuột. Sau đó, kíp trực đã chuyển sang máy dự phòng để tiếp nối công việc. Chỉ có thế thôi”.
Vậy có gián đoạn công việc điều hành bay không?
“Chúng tôi có 4-5 máy để dự phòng nên công tác điều hành bay không vấn đề gì”. Ông Việt cũng cho biết đã đọc được các thông tin bức xúc của KSVKL đưa lên mạng. Tuy nhiên, ông Việt khẳng định không có chuyện T.X.V gây gổ nhiều lần trong khi làm việc.
Ông Việt cũng lý giải thêm: “Thực tế, một trung tâm điều hành bay mà mất kiểm soát thì còn làm ăn gì nữa. Người bị kỷ luật hoặc người trong kíp trực có thể không hài lòng nên thông tin phát ra ngoài có nhiều vấn đề.
Ngay cả chuyện 2 máy bay suýt đâm nhau như thông tin vừa rồi cũng thế. Phân cách giữa 2 máy bay được Cục Hàng không phê duyệt tối thiểu là 10 dặm (18,5 km). Nghĩa là khi máy bay này cách máy bay kia ở độ cao, khoảng cách cho phép tối thiểu 10 dặm. Trên máy bay cũng đặt bộ cách báo nhận biết nếu khoảng cách với máy bay khác vượt phạm vi cho phép sẽ tự báo động và điều chỉnh (khoảng cách).
Như vậy không thể có chuyện máy bay suýt đâm vào nhau. Tuy nhiên, do trong hàng không, tiêu chuẩn an toàn là tuyệt đối nên thông tin này được ghi nhận lại gửi cơ quan chức năng”.
Dù như ông nói, trách nhiệm của kíp trực điều hành bay cũng không thể bỏ qua? “Thế nên mới có chuyện phải xử lý cán bộ, nhưng cũng không thể dùng từ suýt đâm nhau”, ông Việt nói.
Liên tục mắc lỗi
Người đứng đầu cơ quan quản lý bay cho biết trước những vụ việc xảy ra gần đây, toàn ngành đã nhiều lần tổ chức họp các bộ phận. Khi được hỏi liệu có phải do áp lực công việc nên dẫn tới những chuyện kỳ khôi trong ngành như KSVKL ngủ gật, đánh nhau; ông Việt nói: “Đây là lỗi kỷ luật lao động và cá nhân liên quan cũng đã thừa nhận. Có những vụ liên quan đến bay nhiều hay bay ít (ý nói cường độ công việc cao-PV), nhưng trường hợp đánh nhau giữa kíp viên và kíp trưởng thì không phải”.
Tuy nhiên khi được hỏi, những vụ việc xảy ra vừa qua đã được coi là nghiêm trọng chưa, người đứng đầu cơ quan quản lý bay nói: “Chúng tôi cho rằng đó là những việc phải xem xét, giải quyết và thực tế đã xử lý đưa ra khỏi dây chuyền làm việc rồi”. Hiện, cả nước có hơn 400 KSVKL. Công việc của các KSVKL được chia thành 3 ca/ngày.
Thực tế, lâu nay, lĩnh vực KSKL gần như tách biệt và ít thông tin lọt ra ngoài dù quá trình điều hành đều được ghi âm lại đầy đủ. Những vụ việc gần đây như máy bay suýt hạ cánh tại Nội Bài khi trên đường băng vẫn có người cạo vệt lốp cao su ngày 23.3.2010 (do KSVKL lơ là), nhầm đường băng hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, KSVKL đánh nhau...đều bị phát hiện do phi công phản ánh tới Cục Hàng không và bị điều tra. Riêng vụ KSVKL đánh nhau do xử lý chưa thỏa đáng nên nội bộ phát thông tin ra ngoài.
Theo Tiền phong
Vui lòng nhập nội dung bình luận.