Chiến tranh Lạnh thời hiện đại
Giống như Chiến tranh Lạnh của những năm 40 và 50 của thế kỷ trước, các bên đều có lý do lo ngại đối thủ của mình có ưu thế công nghệ vượt trội hơn. Trong một cuộc gặp mới đây tại Học viện Tên lửa Chiến lược ở gần thủ đô Moscow (Nga), Tổng thống Vladimir Putin cho rằng AI có thể là chìa khóa giúp Nga cân bằng cán cân quyền lực với Mỹ - quốc gia chi tiêu quốc phòng gấp khoảng 10 lần nước này mỗi năm. Theo ông, trí tuệ nhân tạo “là tương lai không chỉ cho nước Nga mà còn cho cả nhân loại”. Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Putin cũng từng chia sẻ với các sinh viên rằng “quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này sẽ là bá chủ thế giới”.
Tổng thống Putin cực kỳ chú trọng vào việc phát triển công nghệ AI dùng trong quân sự
Theo Bussiness Insider, khác với quá khứ khi mà không bên nào dám sử dụng vũ khí hạt nhân trước, các cuộc tấn công mạng, trong đó có thể bao gồm những cuộc tấn công sử dụng AI, sẽ được sử dụng triệt để trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới – điều mà nhiều chuyên gia nhận định là đã và đang xảy ra giữa Nga và Mỹ.
Sử dụng AI để kiểm soát vũ khí hạt nhân
Trong bối cảnh hiện tại, mối đe dọa từ các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân xuất phát từ tàu ngầm, tàu chiến,... có thể sẽ khiến một số quốc gia “ủy quyền” các chiến thuật tự vệ, bao gồm cả tấn công trả đũa hạt nhân – cho các hệ thống AI vốn có khả năng đưa ra quyết định cực kỳ nhanh chóng chứ không bị chần chừ hay có khả năng “kháng lệnh” giống như con người.
Theo các chuyên gia quân sự, khả năng phản ứng tự động và nhanh chóng sẽ khiến kẻ thù phải “chùn tay” nếu có ý định tấn công phủ đầu.
Sử dụng AI để kiểm soát vũ khí phi hạt nhân
Ngoài tên lửa hạt nhân, trí tuệ nhân tạo còn thể được sử dụng để điều khiển các vũ khí phi hạt nhân như phương tiện không người lái và các vũ khí dành cho chiến tranh mạng.
Cụ thể, AI điều khiển có thể ngăn chặn đối phương tấn công vô hiệu hóa/chiếm quyền điều khiển bên mình hoặc ngược lại. Không chỉ có vậy, trí tuệ nhân tạo cũng hoàn toàn ngăn chặn được 1 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của kẻ địch bằng cách phá hủy cơ sở chi huy, làm tê liệt hệ thống điều khiển.
Hệ thống AI hoàn toàn có thể điều khiển/tấn công các máy bay không người lái từ khoảng cách xa
Trong thế giới chiến tranh mạng, mọi hành động đều có tốc độ nhanh hơn cách hình thức liên lạc của con người, đòi hỏi việc phản ứng cũng phải nhanh nhạy không kém. Chính vì vậy, các hệ thống AI là chìa khóa hoản hảo cho việc này.
Theo đó, một hệ thống AI có thể thực hiện 1 cuộc tấn công hỗn hợp cả trên mạng lẫn ngoài đời thực, đưa ra các quyết định chính xác trước khi con người kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Ngoài ra, AI cũng có thể thay đổi mục tiêu và kỹ thuật với tốc độ mà con người không thể bắt kịp mà không đòi hỏi việc phân tích quá phức tạp.
Ví dụ, trong trường hợp chiến tranh xảy ra, 1 hệ thống AI có thể vừa ra lệnh cho máy bay không người lái tấn công một nhà máy, vừa giám sát các máy bay không người lái của đối phương và tấn công mạng các máy bay đó – tất cả đều nhịp nhàng, diễn ra gần như cùng 1 lúc.
Sự quan trọng của việc phát triển AI
Trong thời đại công nghệ, không trọng dụng AI sẽ chỉ thiệt thân
Khi mà công nghệ ngày càng phát triển, việc trí tuệ nhân tạo được biến thành vũ khí sẽ chỉ là chuyện hay muộn. Do đó, trong cuộc chơi chính trị, quốc gia quyết định không hoặc hạn chế phát triển AI sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể cạnh tranh về kinh tế - quân sự với những quốc gia khác.
Vì vậy, dường như tự trang bị công nghệ AI tân tiến, phức tạp có thể sẽ là một biện pháp răn đe với kẻ thù trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, giống như những gì mà vũ khí hạt nhân đã làm được trong Chiến tranh Lạnh cũ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.