Cánh đồng bao la bát ngát trồng thứ rau tốt um, ăn ngọt như mì chính ở Hà Nội, thu 3 tỷ/năm

Thứ năm, ngày 14/12/2023 19:02 PM (GMT+7)
Anh Ngô Đức Mạnh ở Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) đã xây dựng vùng trồng rau ngót cho thu hoạch quanh năm, trung bình 40 ngày thu hoạch một lứa. Sản lượng rau ngót trung bình từ 3-3,5 tạ/sao/năm. Doanh thu từ cánh đồng trồng rau ngót của anh Mạnh đạt trung bình khoảng 3 tỷ/năm.
Bình luận 0
Rau ngót là loại rau quen thuộc với bà con nông dân và người tiêu dùng Việt. Thông thường rau ngót được trồng và thu hoạch hai vụ một năm, từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 8 - 9. 
Cánh đồng bao la bát ngát trồng thứ rau tốt um, ăn ngọt như mì chính ở Hà Nội, thu 3 tỷ/năm - Ảnh 1.

Vùng tròng rau ngót rộng 6ha rộng mênh mông bát ngát của anh Ngô Đức Mạnh, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.

Tuy nhiên, anh Ngô Đức Mạnh ở xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) đã xây dựng vùng trồng rau ngót cho thu hoạch quanh năm, trung bình 40 ngày thu hoạch một lứa.

Sản phẩm rau ngót của trang trại vừa được UBND huyện Mỹ Đức đánh giá phân hạng năm 2023, đạt đủ tiêu chí OCOP 3 sao.

Trang trại của anh Ngô Đức Mạnh được hình thành năm 2019, toàn bộ diện tích 6ha được anh thuê lại của bà con nông dân địa phương với mức phí 800 nghìn/sào/năm. 

Hoạt động sản xuất rau ngót của trang trại được thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Rau ngót ngon, lá xanh, to; thu hoạch đều đặn trong năm, khoảng 40 ngày một lứa, sản lượng trung bình từ 3-3,5tạ/sao/năm. Doanh thu trung bình của trang trại đạt khoảng 3 tỷ/năm.

Cánh đồng bao la bát ngát trồng thứ rau tốt um, ăn ngọt như mì chính ở Hà Nội, thu 3 tỷ/năm - Ảnh 2.

 Anh Ngô Đức Mạnh - chủ trang trại trồng rau ngót ở xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng vùng trồng rau ngót.

Hiện nay, trang trại rau ngót của anh Ngô Đức Mạnh đang tạo công ăn việc làm ổn định cho từ 15 - 20 lao động địa phương, với thu nhập từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Sản phẩm rau ngót làm ra được đưa vào hệ thống siêu thị Winmart, các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, một số trường học bán trú.

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng mô hình trồng rau ngót, anh Ngô Đức Mạnh cho biết, kinh nghiệm chính là thực tế, trước khi thành lập trang trại rau ngót này, tôi đã từng xây dựng khoảng 4 mô hình sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi như Mỹ Đức, Hòa Bình, thắng có, thua có. 

Ngay như trang trại này, năm đầu tiên do không nghiên cứu kỹ thổ nhưỡng nên rau bị xoăn lá, đỏ ngọn, không bán được. 

Sau đó, chúng tôi đã rút kinh nghiệm, hoàn thiện các khâu sản xuất, áp dụng đúng các tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, hoạt động sản xuất ổn định, rau có chất lượng cao, đảm bảo cung ứng đủ ra thị trường và vào các đơn vị phân phối khó tính.

Tham gia OCOP năm 2023, sản phẩm rau ngót của anh Ngô Đức Mạnh đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm (OCOP) huyện Mỹ Đức đánh giá đạt đủ tiêu chí 3 sao. 

Nói về điều này, anh Ngô Đức Mạnh phấn khởi chia sẻ, Để đạt OCOP 3 sao, chúng tôi đã được sự quan tâm, hướng dẫn của xã, huyện để hoàn thiện các tiêu chí. 

Quá trình này, giúp chúng tôi hoàn thiện hơn hoạt động sản xuất, đảm bảo nâng cao chất lượng, tem nhãn mác ra thị trường để tăng tính nhận diện cho sản phẩm. Tôi tin rằng, chứng nhận VietGAP, chứng nhận OCOP là những chứng thư quan trọng để chúng tôi tự tin đồng hành cung cấp sản phẩm với các đối tác và người tiêu dùng.

Cánh đồng bao la bát ngát trồng thứ rau tốt um, ăn ngọt như mì chính ở Hà Nội, thu 3 tỷ/năm - Ảnh 3.

Huyện Mỹ Đức luôn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ các chủ thể OCOP phát triển, trong đó có anh Mạnh, chủ trang trại trồng rau ngót. (Cán bộ Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức trao đổi với chủ thể về hoạt động sản xuất của trang trại).

Trao đổi với lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức được biết, năm 2023, huyện Mỹ Đức có 11 sản phẩm thuộc 3 nhóm gồm nhóm thủ công mỹ nghệ, nhóm thực phẩm và nhóm đồ uống, trong đó, có 9 sản phẩm tham gia đánh giá mới và 2 sản phẩm đánh giá lại với 5 chủ thể (1 cơ sở, 2 hộ kinh doanh và 2 Công ty) có sản phẩm dự thi. 

Nhóm thực phẩm có 3 sản phẩm gồm: \1 sản phẩm rau ngót của Hộ Kinh doanh Ngô Đức Mạnh (xã Phúc Lâm và 2 sản phẩm nấm Kim Châm (đánh giá lại) và nấm đùi gà (sản phẩm mới) của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao.

Cánh đồng bao la bát ngát trồng thứ rau tốt um, ăn ngọt như mì chính ở Hà Nội, thu 3 tỷ/năm - Ảnh 4.

 Các chủ thể đã chú trọng gắn tem nhãn mác cho sản phẩm, trong đó có sản phẩm rau ngót của anh Mạnh. Sản phẩm nông nghiệp gắn sao OCOP  tạo cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ.

 Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 đều là sản phẩm đặc sản, đặc trưng, truyền thống của địa phương, rất thân thiện với môi trường, đảm bảo các tiêu chí tham gia dự thi. 

Các chủ thể đều chủ động quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, có bao bì, nhãn mác theo xu hướng thị trường tiêu dùng và theo quy định. 

Các sản phẩm bước đầu đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu và sử dụng lao động địa phương. 

Chất lượng về hồ sơ minh chứng cơ bản được hoàn thiện rõ ràng, đánh giá được tình hình tổ chức, hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm của các chủ thể tham gia chương trình.

Huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) luôn xem OCOP là giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có lợi thế của địa phương. 

Trên cơ sở đó tiếp tục tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần bổ trợ cho lộ trình xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao. 

Đối với các sản phẩm đã được công nhận OCOP, huyện sẽ tiếp tục đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng để được nâng hạng sao; duy trì, nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Minh Ngọc (Tạp chí Công nghiệp và Tiêu dùng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem