Trung Quốc thay đổi những gì trong chính sách nhập khẩu nông sản mà doanh nghiệp phải chú ý nếu không muốn thiệt?
Trung Quốc thay đổi những gì trong chính sách nhập khẩu nông sản mà doanh nghiệp phải chú ý nếu không muốn thiệt?
Khánh Nguyên
Thứ sáu, ngày 07/05/2021 18:19 PM (GMT+7)
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng tới 24,2% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 17,15 USD, trong đó, có 3 loại nông sản có tốc độ tăng trưởng cực kỳ ấn tượng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý đến những thay đổi ở các thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu tăng tốc nhờ Trung Quốc, Mỹ tăng mua nông sản Việt
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong 4 tháng đầu năm 2021, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm cao su, chè, gạo, hàng rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm gỗ…
Trong đó, xuất khẩu cao su tăng tới 76% về khối lượng và 111,6% về giá trị; xuất khẩu sắn tăng tới 65,3% về khối lượng và 90,9% về giá trị.
Nhờ thị trường rộng mở, nên trong tháng 4/2021, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt 4,45 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng 4/2020; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,53 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 1,29 tỷ USD, thủy sản đạt 650 triệu USD và chăn nuôi đạt 36 triệu USD,…
Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với 4 tháng/2020.
Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 9,0%; lâm sản chính đạt 5,33 tỷ USD, tăng 50,9%; thủy sản ước đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1%; chăn nuôi ước đạt 125 triệu USD, tăng 37,4%.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 9,0%.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.
Có nhiều sản phẩm như cao su, sắn xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc; trong khi đó, Nhật Bản tăng tốc thu mua tôm của Việt Nam; Mỹ nhập khẩu nhiều cá tra, sản phẩm gỗ.
Lưu ý các thay đổi từ Trung Quốc
Theo Bộ NNPTNT, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới, trong nước, nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp là tiếp tục thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép".
Theo đó, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19.
Bộ NNPTNT cho biết, những thay đổi từ phía các thị trường xuất khẩu nông sản có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Vì vậy, để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, Bộ NNPTNT có kế hoạch tổ chức hội thảo trao đổi các quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định EVFTA và UKVFTA; tổ chức hội thảo trao đổi phổ biến thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam-Trung Quốc (dự kiến trong tháng 6/2021).
Theo Bộ NNPTNT, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường công tác thực thi pháp luật, các chính sách thương mại biên giới theo hướng chính quy, nề nếp trên cơ sở các quy định, chính sách đã ban hành với trọng tâm là tăng cường giám sát, thực hiện nghiêm các quy định của Trung Quốc đối với hoạt động nhập khẩu nông thủy sản trên tuyến biên giới đất liền, thông qua các biện pháp như truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Do vậy, thời gian tới, Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương trao đổi, vận động phía Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục pháp lý, kỹ thuật để mở cửa thị trường sớm cho các mặt hàng nông, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh như sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, tổ yến, khoai lang tím, thủy hải sản tươi sống, sản phẩm sữa các loại... để đáp ứng hơn nữa nhu cầu tiêu thụ của người dân Trung Quốc, góp phần tăng trưởng thương mại song phương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.