Theo những người dân ở miền Tây, ở đây cũng có nghĩa trang đàng hoàng nhưng chôn xác ngay trong nhà hoặc sát ngách nhà mình đã thành thói quen cố hữu của mỗi gia đình từ rất lâu rồi.
Những năm trước đây, khi đất rừng còn hoang vu đã có nhiều vụ thú moi xác người và ăn luôn xác diễn ra khiến cho người dân không còn an tâm để an táng người thân của mình trong những nghĩa địa cách xa khu dân cư nữa.
Một ngôi mộ của người thân được gia đình an táng ngay trước cửa nhà
Trong các loài thú rừng thì để lại nỗi khiếp hãi nhất cho người dân U Minh Hạ là hổ và lợn rừng. Không phải hãi hùng bởi sự hung dữ của hai loài này mà hãi hùng vì chúng rất thích ăn thịt xác thối, nhất là xác người. Giờ đây, các loài hổ không còn nhiều nữa nhưng kỳ lạ là những người dân ở U Minh Hạ vẫn kiên quyết không muốn thay đổi thói quen chôn xác người chết ngay bên ngách nhà mình.
Nhiều người cho rằng, người miền Tây có một thứ tình cảm gia đình không mặn mà bằng người miền Bắc, miền Trung, cho nên, đối với người miền Tây, khi cha mẹ ông bà qua đời, họ mới thật sự thương nhớ hơn khi còn sanh tiền vì khi còn sanh tiền, những đứa con đều tung cánh bay đi khắp mọi phương, trên những con thuyền để làm dân tứ chiếng. Họ không nỡ đem ông bà ra ngoài nghĩa địa nằm xa cách cháu con, do vậy mà ông bà được chôn trong đất vườn.
Giờ đây, các loài hổ không còn nhiều nữa nhưng kỳ lạ là những người dân ở U Minh Hạ vẫn kiên quyết không muốn thay đổi thói quen chôn xác người chết ngay bên ngách nhà mình.
Hơn nữa do địa hình thổ nhưỡng ở miền Tây khác hẳn như miền Bắc, hay miền Trung nên khi mùa nước nổi, dù có chôn ở gò cao thì nguy cơ ngập nước cũng bằng khu gò thấp. Theo những người dân ở miền Tây, ở đây cũng có nghĩa trang đàng hoàng nhưng chôn xác ngay trong nhà hoặc sát ngách nhà mình đã thành thói quen cố hữu của mỗi gia đình từ rất lâu rồi.
Cũng có một lý do khác, dòng họ miền Tây không ở co cụm trong lũy tre làng, mà có khi nguyên xã ấy có một họ, mà họ ấy lại ở chung với nhiều họ khác, chen lộn vào nhau, rải rác ra cả xã. Do vậy muốn đem ông bà đi chôn ở xa nhà bắt buộc phải khiêng đi qua những cây cầu khỉ, mà cầu khỉ hay cầu tre chỉ là cầu độc hành – nghĩa là cầu đi một người mà thôi. Vì vậy việc đưa tang ông bà rất khó thực hiện qua cây cầu khỉ cheo leo như vậy.
Người miền Tây quan niệm, đám cưới thì mới đi thuyền, đám chết chẳng ai đi thuyền cả, và người miền Tây gọi đám chết là đám ma. Hơn nữa việc đi thuyền sẽ gây chông chênh quan tài, nếu thể xác ông bà trong quan tài bị chệch đi so với ban đầu nghĩa là nằm không cân đối trong quan tài thì sau này con cháu làm ăn không được. Cho nên đem quan tài đi cầu khỉ, đi cầu tre, đi ghe để chôn cất xa nhà đối với người miền Tây ngày xưa là điều không thể.
Hơn nữa người miền Tây còn quan niệm rằng, chôn ở ngách nhà để hương khói cho dễ và có cảm giác được gần gũi người thân mạnh mẽ hơn nhiều.
(Theo Dân Trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.