Việt Nam lên kế hoạch phòng chống dịch đậu mùa khỉ

Diệu Linh Thứ hai, ngày 25/07/2022 06:07 AM (GMT+7)
WHO đã công bố dịch đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Như vậy, ngay sau Covid-19, đậu mùa khỉ lại 1 lần nữa khiến thế giới phải cảnh giác. Việt Nam đang chuẩn bị các kế hoạch để đối phó với dịch đậu mùa khỉ.
Bình luận 0

Xem xét khả năng lây nhiễm của dịch đậu mùa khỉ

Tại cuộc họp khẩn chiều 24/7 bàn về các biện pháp ứng phó với dịch đậu mùa khỉ, các chuyên gia đã yêu cầu xem xét về đường lây truyền của virus đậu mùa khỉ, xem chúng có thuộc bệnh lây nhiễm nhóm A hay không để có cách ứng phó kịp thời. 

Về việc phân loại bệnh đậu mùa khỉ là bệnh nhóm A, hay B, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Cục Dự phòng họp với các đơn vị đề xuất sớm. Hiện bệnh đậu mùa chung đang được xếp ở nhóm A.

Việt Nam lên kế hoạch phòng chống dịch đậu mùa khỉ  - Ảnh 1.

Bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng ban đầu không rõ ràng cho đến khi nổi mụn rộp. Ảnh minh họa Ewnews

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, virus đậu mùa khỉ không dễ dàng lây từ người sang người nhưng bạn có thể lâ bệnh đầu mùa khỉ khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh thông qua các nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy bong từ các vết ban; 

"Biểu hiện triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.

Các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn".

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)


Nước bọt (giọt bắn) tiếp xúc mặt đối mặt với người bệnh trong thời gian dài; Qua quan hệ tình dục; Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.

Với gần 16.000 ca đậu mùa khỉ trên thế giới có đến 98% là nam giới, trong đối đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới tương đối cao. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Liên Hương cho biết, bệnh đậu mùa khỉ khó lây, lây qua tiếp xúc trực tiếp qua giọt bắn lớn và không lây qua không khí. Bên cạnh đó, hiện nay thế giới chưa có thuốc đặc hiệu, vaccin đặc biệt cho bệnh. Việt Nam cũng không còn dữ trự vaccine đậu mùa. 

Do đó, Việt Nam cần xây dựng một kịch bản ứng phó phù hợp để "đón" dịch bệnh đậu mùa khỉ. 

"Việc trước mắt, chúng ta cần tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế. 

Đồng thời, cần xây dựng các kịch bản đối phó. Hiện Việt Nam đang ở nhóm 1 chưa có ca bệnh, vậy ứng phó khi có ca bệnh, ca bệnh nhiều... thì như thế nào.

Việt Nam chưa có ca bệnh song phải xây dựng kịch bản phản ứng với dịch cho các tình huống có ca bệnh, ca nhập cảnh, ca bệnh trong cộng đồng… khi có kịch bản, xử lý nhanh và sẵn sàng ứng phó", Thứ trưởng cho biết. 

Chuẩn bị tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ

TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, ngay sau khi nhận thông tin bùng phát đậu mùa khỉ trên thế giới, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã soạn thảo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.

"Tuần tới, chúng tôi sẽ tiến hành tập huấn cho các cơ sở y tế. Đa số ca bệnh đều là những trường hợp nhẹ, một số trường hợp có biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, biến chứng phổi, não. Chúng tôi phân ra tuyến xã, huyện điều trị ca nhẹ, tuyến tỉnh và tuyến cuối điều trị ca biến chứng", TS Khoa nói. 

Việt Nam lên kế hoạch phòng chống dịch đậu mùa khỉ  - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Cục Dự phòng họp với các đơn vị xem xét và đề xuất nên xếp đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm A hay nhóm B (Thứ trưởng Liên Hương chủ trì cuộc họp khẩn bàn về cách ứng phó với dịch đậu mùa khỉ chiều ngày 24/7. Ảnh BYT)

Theo TS Khoa, đường lây chính đậu mùa khỉ là do tiếp xúc trực tiếp và giọt bắn, nguy cơ lây ở cơ sở y tế khá cao, phải có phương án phòng hộ cho nhân viên y tế.

Về chẩn đoán, do Việt Nam chưa có bộ kít xét nghiệm đậu mùa khỉ, trước mắt chúng ta dựa vào triệu chứng lâm sàng để sàng lọc. Sau này có các chẩn đoán cận lâm sàng đặc hiệu sẽ áp dụng.

Để nâng cao năng lực chẩn đoán, GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương đề nghị WHO cập nhật thêm quy trình chẩn đoán vì chúng ta chưa có quy trình chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ trong phòng thí nghiệm.

Theo GS Đức Anh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã phối hợp với các Viện đề nghị WHO, CDC hỗ trợ các sinh phẩm, quy trình xét nghiệm. Đến nay, WHO đã khẳng định cung cấp mồi như trứng dương cho 4 Viện.

Người bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong hay không?

"Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần nhưng ở một số người, chúng có thể dẫn đến các biến chứng y khoa và thậm chí là tử vong.

Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

Biến chứng ở các ca bệnh đậu mùa khỉ nặng bao gồm nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn, và nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị giác.

Có khoảng 3% đến 6% ca bệnh được báo cáo đã dẫn đến tử vong ở các nước có bệnh lưu hành trong thời gian gần đây, thường ở trẻ em hay người có bệnh lý khác.

Điều quan trọng cần chú ý là tỷ lệ tử vong này có thể cao hơn thực tế do hoạt động giám sát ở các nước lưu hành bệnh còn hạn chế", theo WHO

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem