Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vì thế, việc tạo sinh kế, cải thiện chế độ dinh dưỡng cho các hộ nghèo và cận nghèo đang đặt ra bức thiết.
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân về nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng. Người dân đã nhận thức được việc cần sản xuất để bù đắp việc thiếu hụt dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi.
Hỗ trợ cây trồng vật nuôi ngắn ngày
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Tuệ (ở xóm Nhâu, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), là 1 trong 30 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng với mô hình nuôi gà ri lai thương phẩm.
Gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, tuổi đã cao và ông lại bị bệnh tật, đi lại khó khăn nên cuộc sống rất vất vả. Gần đây, cuộc sống gia đình lại thêm xáo trộn, vất vả hơn khi người con dâu út của gia đình ông bị bệnh, người cứ teo dần. Con trai út của ông Tuệ phải đưa vợ đi bệnh viện khám, chữa liên tục nên để hai đứa con nhỏ cho ông bà trông nom. Cuộc sống gia đình ông vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020 cho thấy, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam tiếp tục được cải thiện, giảm xuống còn 19,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở vùng miền núi là 38% - vẫn còn ở mức rất cao. Việt Nam vẫn còn 7 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30%, thuộc mức rất cao theo phân loại của WHO.
Với 110 con gà ri lai hỗ trợ cùng thức ăn công nghiệp, ngày đêm hai vợ chồng ông Tuệ trông nom, chăm sóc cẩn thận nên đàn gà phát triển nhanh, tăng trưởng tốt. Việc phòng bệnh cũng được chú ý, cán bộ thú y xã thường xuyên đến kiểm tra, hỗ trợ việc phòng bệnh. Với đàn gà ri lai nuôi thương phẩm này, gia đình ông hy vọng sớm có nguồn thực phẩm bổ sung cho bữa ăn gia đình và để bán nhằm tăng thêm thu nhập.
Dựa vào điều kiện của từng vùng, các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng đã lựa chọn vật nuôi và loại cây trồng phù hợp để các hộ nghèo, hộ cận nghèo dễ thực hiện. Quá trình triển khai, cách làm cầm tay chỉ việc được đặt lên hàng đầu, qua đó, giúp hộ dân hiểu và thực hiện được phát triển nông nghiệp và đảm bảo dinh dưỡng hiệu quả.
Tính đến nay, dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng đã được triển khai thí điểm trên 18 tỉnh với tổng số là 24 dự án, gồm 16 dự án (350 - 400 triệu đồng/dự án/tỉnh) từ nguồn vốn của Bộ NNPTNT và 8 dự án (500 triệu đồng/dự án/tỉnh) từ nguồn vốn của địa phương.
Đánh giá về hiệu quả bước đầu thực hiện các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia Chương trình "Không còn nạn đói ở Việt Nam cho biết, việc hỗ trợ cho mô hình các loại cây trồng vật nuôi ngắn ngày (vịt, gà thịt, gà đẻ trứng, rau xanh…) sẽ giúp cho người dân nhanh chóng có thêm nguồn thực phẩm (thịt, rau) bổ sung cho bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Ông Phan Văn Tấn - Phó Trưởng phòng Phòng Giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT) nêu ví dụ như ở Trà Vinh, khi ông vào khảo sát để triển khai thực hiện dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, người dân Khmer ở đây chưa biết trồng rau để sử dụng.
Năm 2019, Dự án "Nông nghiệp dinh dưỡng" đã triển khai thí điểm chương trình với 36 hộ, tại 3 ấp của xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Sau 3 năm tham gia chương trình, đến nay các hộ dân đã biết nuôi gà, trồng rau để sử dụng trong bữa ăn gia đình.
Chú trọng khai thác các cây, con bản địa có thế mạnh
"Các giống cây trồng, vật nuôi địa phương cho phép đa dạng sản xuất ở địa phương, giúp giảm thiểu thiệt hại hơn mô hình độc canh như đang diễn ra ở nhiều nơi hiện nay".
PGS - TS Đào Thế Anh
Chương trình "Không còn nạn đói" là sáng kiến của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đưa ra nhằm thực hiện 5 mục tiêu chính: 100% dân cư có đủ lương thực quanh năm; không còn trẻ em dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng; toàn bộ các hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững; 100% nông hộ nhỏ tăng năng suất và thu nhập, đặc biệt là phụ nữ và không còn tổn thất, lãng phí lương thực, thực phẩm.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á cam kết thực hiện mục tiêu này và Chính phủ đã cụ thể hóa bằng việc phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018 ban hành Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025.
Qua hơn 3 năm thực hiện (2018 - 2021), nhìn chung với 52 nhiệm vụ lồng ghép và 16 nhiệm vụ xây dựng mới của các bộ, ngành và các địa phương đã được tích cực triển khai. Ở cấp địa phương, hiện đã có 16/28 tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói".
Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân về nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng. Người dân đã nhận thức được việc cần sản xuất để bù đắp việc thiếu hụt dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi.
Các hộ tham gia mô hình bước đầu đã biết cách sử dụng sản phẩm của mô hình để cải thiện dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là cho trẻ em. Về cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em sau khi thực hiện dự án, trẻ dưới 24 tháng tham gia trong các câu lạc bộ dinh dưỡng đều tăng cân với mức tăng trung bình là 0,64kg, tăng chiều cao trung bình 1,6cm, trong đó trẻ ở Lào Cai có mức cải thiện tốt nhất. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cả ba thể đã có xu hướng giảm ở tất cả các mô hình: Thể nhẹ cân giảm trung bình 1,7%, thấp còi giảm 3,3%, gầy còm giảm 8,1%...
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn nhận định, Việt Nam là một quốc gia đã đảm bảo an ninh lương thực, nhưng việc đảm bảo dinh dưỡng và phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm hướng đến an toàn, đảm bảo dinh dưỡng vẫn còn nhiều khó khăn.
"Chúng tôi đã và đang tham mưu để Chính phủ, các địa phương xây dựng kế hoạch liên quan đến phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm hướng đến đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm, khai thác được tiềm năng của các vùng, miền, trong đó đặc biệt ở 1.000 xã khó khăn" - ông Thịnh thông tin.
Liên quan tới vấn đề khai thác được tiềm năng, thế mạnh ở các vùng khó khăn, PGS - TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam nhận định, mỗi địa phương từ trước đến giờ vẫn có nguồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị, nhưng nhiều khi chúng ta không để ý.
Đặc biệt, trong quá trình thâm canh nông nghiệp, bà con dần dần có thể bỏ đi hoặc lãng quên những cây, con bản địa có thế mạnh. Vì thế, chúng ta cần phục hồi, tìm lại các giống bản địa của địa phương. Việc nuôi trồng các cây con bản địa có lợi thế là phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương cho nên thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.