Vườn thánh thai nhi Bến Cốc: Nơi "Mang tình yêu đến với chúng con xin đừng bỏ lại rác" (Bài 1)
Vườn thánh thai nhi Bến Cốc: Nơi "Mang tình yêu đến với chúng con xin đừng bỏ lại rác" (Bài 1)
Hải Đăng
Thứ ba, ngày 26/07/2022 06:33 AM (GMT+7)
Hiện, vườn thánh thai nhi Bến Cốc ở thôn Đồi Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, (Hà Nội) đang chôn cất hàng trăm nghìn xác thai nhi xấu số. Đây được coi là một trong những "nghĩa trang thai nhi" lớn nhất ở Việt Nam.
Vườn thánh thai nhi Bến Cốc hay còn gọi là nghĩa trang thai nhi được xây dựng từ (2007-2021) từ nguồn xã hội hóa. nơi đã chôn cất khoảng trên 150.000 xác thai nhi xấu số.
Lối vào vườn thánh thai nhi Bến Cốc, thôn Đồi Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, (Hà Nội) được trang trí rất sinh động, nhân văn.
Theo ông Nguyễn Văn An, Bí thư Chi bộ thôn Đồi Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, (Hà Nội), thời điểm đầu có ý định xây dựng vườn thánh thai nhi Bến Cốc cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân nhưng nhờ sự hỗ trợ, khuyến khích từ phía chính quyền địa pương, vườn thánh đã được làm theo đúng tiến độ để trở thành "ngôi nhà yêu thương" của các thai nhi xấu số.
Sau khi đưa về, các bào thai sẽ được đưa vào lưu giữ bảo quản trong nhà xác...
Tủ bảo ôn (được các nhà từ thiện quyên góp) nơi lưu giữ các bào thai xấu số tại nhà xác trong vườn thánh. "Do không có nhiều người làm nên mỗi khi đưa các xác thai nhi về phải bảo quản trong tủ. Chờ khoảng 1 tuần hoặc khi nào đầy tủ, mọi người mới đưa ra tắm rửa, làm lễ đưa các cháu đi chôn cất", ông An chia sẻ.
Các vật dụng dùng để tắm cho các thai nhi xấu số trước đưa đi chôn cất. "Ban đầu đưa các bé về, mọi người nhìn thấy các bọc nilon, các em còn đỏ hỏn, nguyên dây rốn... ai cũng sợ nhưng làm dần cũng quen. Khi các cháu được mồ yên mả đẹp bà con cũng cảm thấy được động viên để tích cực làm công việc ý nghĩa này thêm", bà Nguyễn Thị Nhiệm, người trông coi vườn thánh thai nhi Bến Cốc nói.
Tấm biển mang thông điệp "Mang tình yêu dến với chúng con xin đừng bỏ lại rác" được treo giữa vườn thánh vừa khích lệ, tạo động lực cho mọi người làm công việc thiện là đưa các xác thai nhi bị bỏ rơi về chôn cất, vừa gửi thông điệp đến cộng đồng, gia đình, thai phụ hãy yêu thương, sống có trách nhiệm.
Theo ông An, đến nay vườn thánh thai nhi Bến Cốc đã chôn cất khoảng trên 150.000 xác thai nhi.
Ngôi mộ chung của hàng chục nghìn sinh linh tại vườn thánh. "Lúc đầu, vườn thánh không có nhiều diện tích đất, các bé đưa về nhiều phải chôn cất vào ngôi mộ chung và được lợp mái cẩn thận", bà Nhiệm cho hay.
Vườn thánh thai nhi Bến Cốc nằm bên cánh đồng lúa xanh của thôn Đồi Cốc. "Nhiều giáo dân Bến Cốc đã ủng hộ, có người góp công, có người góp đất để xây thành được nghĩa trang khang trang, sạch sẽ như ngày hôm nay", ông An khẳng định.
Ngôi mộ chung của nhiều thai nhi tại vườn thánh.
Cứ ngày lễ, rằm, các đoàn sinh viên tình nguyện, các nhà hảo tâm, tự thiện về vườn thánh chăm nom, dẹp dẹp, thắp hương cho các thai nhi xấu số.
Bà Nguyễn Thị Nhiệm, người trông coi vườn thánh thai nhi Bến Cốc luôn luôn có mặt để làm thủ tục tiếp nhận, lễ, chôn cất và chăm sóc "ngôi nhà chung" cho các bé.
Các tiểu sành được các tổ chức, cá nhân từ thiện đóng góp mua về để ở góc vườn thánh chờ chôn cất các xác thai nhi xấu số.
Theo bà Nhiệm, do số lượng xác thai nhi đưa về nhiều, nhiều tổ chức, cá nhân, bà con ở địa phương đã đóng góp thêm khoảng 2 sào để làm nơi yên nghỉ cho các cháu.
CLIP: Vườn thánh thai nhi Bến Cốc - Nơi "Mang tình yêu đến với chúng con xin đừng bỏ lại rác" (Bài 1)
Ông Nguyễn Văn An, Bí thư Chi bộ thôn Đồi Cốc, xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) cho biết, chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động các các giáo dân, bạn trẻ ở địa phương phải thường xuyên đến vườn thánh để thăm quan, chăm sóc các ngôi mộ thai nhi để răn mình, rèn cho mình tinh thần trách nhiệm với gia đình, xã hội. Tránh tình trạng nạo phá thai và luôn làm trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ, làm tròn trách nhiệm của con người với con người.
"Nhờ thế mà đến nay, tình trạng nạo phá thai ở trong giáo họ Bến Cốc gần như không có", ông An khẳng định.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.