Hưng Yên: Giáo xứ Thái Nội giáo dân ấm no nhờ nghề làm bánh ga-tô
Nguyễn Hải Tiến-Quang Trần
Thứ tư, ngày 09/06/2021 10:18 AM (GMT+7)
Nhờ có nghề làm bánh ga tô, thu nhập bình quân đầu người ở Giáo xứ Thái Nội đã đạt gần 60 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo nơi đây hiện đã giảm còn 0,85%.
Clip: Giáo xứ Thái Nội ở thôn Thái Nội, xã Việt Cường, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên)
Thôn Thái Nội, xã Việt Cường, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) được coi là cở sở Công giáo toàn tòng. Vì 100% dân số trong thôn đều tin thờ Thiên chúa. Ông Nguyễn Văn Đại – Chủ tịch UBND xã Việt Cường cho biết: Đạo Công giáo đã có ở Thái Nội từ năm 1835. Trước đây cơ sở này là một Giáo họ. Từ năm 2006 đến nay được nâng lên thành Giáo xứ, với 350 hộ, bao gồm 1.050 giáo dân. Có nhà thờ để các giáo dân hành lễ. Có Cha xứ coi sóc tinh thần giáo dân.
Trải qua gần 200 năm hình thành và phát triển. Các giáo dân nơi đây luôn hòa nhập cùng cộng đồng các tín ngưỡng khác trên địa bàn. Chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các qui định khác của địa phương.
Là Giáo xứ thuần nông, nhưng các giáo dân Thái Nội có rất nhiều sáng tạo trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao. Theo đó đến nay, 100% diện tích gieo cấy lúa của thôn, đều đã chuyển sang trồng cây ăn quả và rau màu các loại, giá trị thu nhập/ha canh tác đạt 270-300 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, do quỹ đất nông nghiệp của thôn quá ít, bình quân nhân khẩu chỉ được già 320m2 ruộng khoán 03, không thể đáp ứng đủ nhu cầu đời sống của mọi giáo dân nói riêng, người dân trên địa bàn xã nói chung. Đứng trước thực tế khách quan đó, Đảng ủy và UBND xã Việt Cường, đã khuyến khích các tầng lớp nhân dân, phát triển thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập.
Hưởng ứng các chủ trương nói trên, nhiều giáo dân trong Giáo xứ Thái Nội đã tìm tòi học hỏi được nghề sản xuất, kinh doanh bánh ga tô, giúp cho 400-500 các lao động sở tại có việc làm thường xuyên, mức lương quân bình đạt 8-10 triệu đồng/tháng. Nhiều giáo dân sau 5-10 năm mở nghề sản xuất bánh ga tô, đã xây được nhà cao tầng hiện đại, mua được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, và ủng hộ các quĩ an sinh xã hội của địa phương.
Anh Nguyễn Văn Nước cũng như hàng chục thanh niên khác trong Giáo xứ, sau 10 năm làm bánh ga tô, đã xây được nhà ở kiên cố, mua được ô tô sang trọng cho đi lại và tích lũy được nguồn vốn tái sản xuất mở rộng nghề.
Người có công mang nghề làm bánh ga tô về cho các giáo dân Thái Nội là các anh Vũ Văn Chi. Anh Chi đã theo học nghề làm nghề bánh ga tô từ một gia đình người thân ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ cần cù sáng tạo, anh Chi đã nhanh chóng nổi danh, vì sự giàu có trong "làng" làm bánh ga tô ở các tỉnh, thành phía Bắc. Thành danh nhưng không quên cội nguồn.
Anh Chi đã mang hết kinh nghiệm làm nghề của bản thân, truyền dạy cho người dân ở quê. Nhờ vậy, rất nhiều hộ dân ở Thái Nội đã có cơ hội "đổi đời" nhờ sản xuất bánh ga tô.
Chia sẻ với chúng tôi, giáo dân Nguyễn Văn Thật - Trưởng thôn kiêm Bi thư Chi bộ Thái Nội cho biết: Nghề làm bánh ga tô đã tạo ra sự phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, lớp thanh niên trẻ đã vươn ra các địa phương trong, ngoài tỉnh để mở hiệu làm bánh ga tô, nhường lại phần ruộng khoán cho người thân ở quê mở rộng diện tích canh tác, tăng thêm thu nhập.
Một số người hết tuổi lao động chuyển sang trông nom nhà cửa, cho con cháu yên tâm đi hành nghề nơi xa. Qua đó giúp mọi người dân trong thôn đều có việc làm, thu nhập ổn định. Góp thúc đẩy kinh tế, xã hội của xã phát triển bền vững.
Một vài thành tựu nổi bật của Giáo xứ Thái Nội trong năm 2020 vừa qua là: Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 60 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,85%. Chi bộ Thái Nội nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh.
Giáo xứ Thái Nội liên tục được công nhận là làng văn hóa từ năm 1997 đến nay. An ninh chính trị, quốc phòng, trật tự địa bàn được giữ vững. Xã Việt Cường được UBND tỉnh Hưng yên công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Riêng Giáo xứ Thái Nội chưa từng có giáo dân phạm vào các tệ nạn xã hội từ hơn 100 năm nay.
Giáo dân Nguyễn Văn Định – Trưởng ban Văn hóa xã Việt Cường, cho biết: Nghề làm bánh ga tô có đặc thù là: Những người làm nghề phải gắn liền với thị trường tiêu thụ. Phải thường xuyên tạm trú tại khắp các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ,… Ở trong và ngoài tỉnh. Đây là một trong những khó khăn cho công tác quản lý nhân sự của xã.
Nhưng nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Cấp ủy, chính quyền địa phương và Linh mục quản xứ, trong công tác giáo lý, tuyên truyền giáo dân, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền nơi tạm trú. Nên đã không xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật nào từ các giáo dân.
"Trong các đợt dịch Covid -19 cao điểm vừa qua và hiện nay. Chúng tôi đã tạm dừng các buổi hành lễ hàng tuần ở nhà thờ. Chỉ đạo các giáo dân hành nghề bánh ga tô ở địa phương bên ngoài: Chấp hành nghiêm khuyến cao "5k" về phòng chống dịch của Bộ Y tế. Và các qui định khác của chính quyền nơi tạm trú. Không về quê nếu công việc chưa phải thật cấp bách" - Linh mục Mai Trần Minh – Chánh xứ Thái Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.