Cục Bảo vệ Thực vật đang gấp rút hoàn thành các hồ sơ và đào tạo cho vùng trồng, cơ sở đóng gói và cán bộ kỹ thuật về quy định xuất khẩu chanh leo sang Trung Quốc. Lãnh đạo Cục cho biết sẽ cố gắng xuất khẩu lô hàng chanh leo đầu tiên sang Trung Quốc trong 1-2 tuần tới.
Năm 2021, đã có 2 tấn chanh leo cấp đông nguyên quả lần đầu tiên được giới thiệu tới tay người tiêu dùng Australia. Và mới đây, Trung Quốc đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam theo đường chính ngạch. Trong khi đó, việc đàm phán để xuất khẩu sầu riêng cũng đang ở giai đoạn cuối cùng…
Sau các mặt hàng gạo, tôm, cà phê được làm lễ công bố xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) với thuế suất 0%, tiếp theo là mặt hàng chanh leo cũng được hưởng ưu đãi này và lên đường đến thị trường EU.
Sau các mặt hàng gạo, tôm, cà phê được làm lễ công bố xuất khẩu vào EU với thuế suất 0%, chanh leo là mặt hàng rau quả tiếp theo nhận được ưu đãi này. Tuy nhiên, đại diện tham tán EU lên tiếng cảnh báo bên cạnh những cơ hội là thách thức lớn nếu muốn phát triển bền vững ở thị trường EU.
Lô chanh leo đầu tiên thu hoạch từ mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân ở tỉnh Quảng Trị đã xuất khẩu đi Pháp thành công. Người nông dân nhờ đó cũng thu hàng trăm triệu sau mấy tháng chuyển đổi cây trồng – điều mà ít ai dám mơ tới ở vùng quê nghèo này.
Xuất khẩu trái cây không phải là điều khó, nhưng “vượt rào” và vững chân ở những thị trường khó tính của thế giới lại là điều không đơn giản. Từ câu chuyện của quả chanh leo, có thể thấy, chúng ta hoàn toàn có thể đưa bất cứ nông sản nào đi Tây nếu chuẩn bị kỹ lưỡng.
Niên vụ năm nay, giá chanh leo ở Sơn La luôn giữ ở mức ổn định trên 20.000 đồng/kg. Mặc dù hiện đã vào thời điểm cuối vụ, song việc mua bán chanh leo ở các huyện Vân Hồ, Mộc Châu vẫn diễn ra vô cùng sôi động.
Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu rau quả, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhận định ngành này hoàn toàn có thể xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Đồng tình với quan điểm của ông Doanh, nhiều doanh nghiệp đã hiến kế nhằm giúp ngành rau quả hiện thực mục tiêu đó.