Ảnh - Clip: Cận cảnh hai bộ xương cá voi "khủng" nhất Việt Nam

Trung Thuần Thứ bảy, ngày 24/04/2021 06:40 AM (GMT+7)
Suốt hơn 100 trăm năm qua, ngư dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) thờ phụng 2 bộ xương cá voi có kích thước dài đến 26m, vào hàng lớn nhất Việt Nam, người dân nơi đây tôn kính gọi là đức Ông, đức Bà.
Bình luận 0


Clip: Cận cảnh hai bộ xương cá voi to lớn nhất Việt Nam

Cận cảnh hai bộ xương cá voi to lớn nhất Việt Nam - Ảnh 2.

Làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đang thờ 2 bộ xương cá voi có kích thước lớn nhất Việt Nam.

Cận cảnh hai bộ xương cá voi to lớn nhất Việt Nam - Ảnh 3.

2 bộ xương cá voi to lớn nằm trong Ngư Linh Miếu và được đặt trên sạp gỗ nằm ở hai bên Miếu, chính giữa có nhiều bát hương thờ đức Ông, đức Bà.

Cận cảnh hai bộ xương cá voi to lớn nhất Việt Nam - Ảnh 4.

Trên sạp gỗ có nhiều xương sườn, cùng xương đốt sống, xương ống, xương hình cánh quạt.

Cận cảnh hai bộ xương cá voi to lớn nhất Việt Nam - Ảnh 5.

Đáng chú ý, trên sạp gỗ còn có 4 thanh xương hình cánh cung, đặt dựng vào tường, cao hơn 4m.

Cận cảnh hai bộ xương cá voi to lớn nhất Việt Nam - Ảnh 6.

Ông Hồ Quang Hường - Phó Chủ tịch Hội Ngư dân xã Cảnh Dương (người quản lý Ngư Linh miếu), cho biết: “Hai bộ xương cá voi được chúng tôi bảo quản cẩn thận. Trải qua thời gian, ảnh hưởng trong chiến tranh và nhiều lần bị mất trộm nên 2 bộ xương còn lại không nhiều”.

Cận cảnh hai bộ xương cá voi to lớn nhất Việt Nam - Ảnh 7.

“95% người dân xã Cảnh Dương hàng trăm năm qua làm nghề đánh bắt hải sản, xem Ngư Linh Miếu là linh hồn của người dân xứ biển. Vì vậy, Ngư Linh miếu thờ đức Ông, đức Bà luôn hương khói, thờ phụng, cầu mong đánh bắt thuận buồm, xuôi gió. Ngư Linh miếu như hồn của làng biển...”, ông Hồ Quang Hường cho hay.

Cận cảnh hai bộ xương cá voi to lớn nhất Việt Nam - Ảnh 8.

Ngư Linh Miếu, nơi thờ 2 bộ xương cá voi có kích thước vào hàng lớn nhất Việt Nam tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Theo gia phả của một dòng họ lớn ở Cảnh Dương, 2 bộ xương cá voi khổng lồ này có thể xuất hiện từ đời vua Gia Long (1809) và vua Duy Tân (1907).

Cụ thể, gia phả Tây Trung Họ Trương (Còn gọi là Trương Trung Tây gia phả) có đoạn viết: "Năm Kỷ Tỵ (1809), đời Gia Long thứ 9, Đức Bà vào, các dòng họ trong làng tổ chức đón linh đình. Năm Đinh Mùi (1907), đời Duy Tân thứ 16, Đức Ông vào, các dòng họ tổ chức đón linh đình".

Ngày nay, ngư dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đang thờ tự rất trang nghiêm hai bộ xương cá voi và hàng năm tổ chức lễ hội Cầu Ngư linh đình.




 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem