Bạo lực gia đình - nạn nhân cần bảo vệ, không cần đổ lỗi

Thứ năm, ngày 21/07/2022 07:55 AM (GMT+7)
Kẻ gây ra bạo hành xứng đáng bị trừng phạt bởi pháp luật, còn những người gián tiếp đẩy mạnh bạo hành thì sao? 
Bình luận 0

Số liệu từ Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam do Tổng cục thống kê và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố năm 2010 cho thấy: 58% phụ nữ Việt Nam cho biết họ từng là nạn nhân bạo lực từ phía người chồng ít nhất một lần trong đời. Thế nhưng, hơn 90% nạn nhân không bao giờ tìm kiếm sự trợ giúp. Vì sao?

Năm 2019, cuộc nghiên cứu được lặp lại. Theo Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019: Những phụ nữ Việt Nam ít nhất một lần chịu hình thức bạo lực từ chồng/người yêu của mình là 63%. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ - hơn 90% nạn nhân không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ phía các cơ quan chức năng lẽ ra phải giúp họ trong tình huống như vậy. Chỉ có 5% tìm đến công an, nhưng những trường hợp này thường là không thể giấu nổi nữa.

Sự im lặng của nạn nhân, với con số 90% lặp lại từ năm 2010 đến 2019, là vấn đề nhức nhối. Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao các nạn nhân im lặng? Họ sợ hãi điều gì?

img

Hình ảnh cắt từ phim “Phán xét vội vàng…” của nhãn hàng ENAT

Bạo hành từ phía dư luận xã hội, cộng đồng xung quanh có thể còn nghiêm trọng hơn những gì họ phải trải qua trong gia đình.

Điều này xuất phát từ tâm lý “đổ lỗi cho nạn nhân" (Victim-blaming) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong thời đại mạng xã hội bùng nổ và cư dân mạng tự cho mình quyền hành của những “thẩm phán online". 

img

Hình ảnh cắt từ phim “Phán xét vội vàng…” của nhãn hàng ENAT

Đổ lỗi cho nạn nhân là hành vi quy kết lỗi lầm thuộc về trách nhiệm của người bị hại. Hành vi này xuất phát từ niềm tin chủ quan vào câu nói “không có lửa làm sao có khói”. Khi xã hội ngày càng xuất hiện nhiều tệ nạn, người ta tin rằng là do nạn nhân “gieo nhân nào, gặt quả đó.” Suy nghĩ này giúp họ tự trấn an bản thân rằng mình sẽ không rơi vào trường hợp tồi tệ tương tự, vì mình “không cư xử như vậy". 

Thêm nữa, có một thực tế là chúng ta vẫn có cái nhìn rất khắt khe với nạn nhân, đặc biệt khi nạn nhân là phụ nữ. Khi nhìn thấy một trường hợp bạo lực bị phơi bày, thay vì lên án thủ phạm, dư luận xã hội ngày càng có xu hướng chĩa mũi giáo về phía nạn nhân theo kiểu: “Sao có mỗi cô ta bị chồng đánh?” “Phải làm gì thì mới bị bạo hành?” Từ đó quy kết nạn nhân trở thành nguyên nhân của việc bạo lực. 

Thoạt nhìn, “Victim-blaming” chỉ là những lời nói, hành vi “vô ý" đến từ những người không trải qua bi kịch. Tuy nhiên, mức độ “sát thương” mà nó gây ra với nạn nhân không thua kém gì kẻ thủ ác. 

Ngoài những vết thương về thể xác, người phụ nữ có quá nhiều nỗi sợ vô hình mà người ngoài cuộc không thể nhìn thấy, nó làm họ thiếu tự chủ, sợ hãi, tủi thân, suy nhược, trầm cảm và có xu hướng muốn tự vẫn. Nhưng chính sự thiếu đồng cảm từ dư luận lại là thứ dìm chết tinh thần họ nhanh nhất.

img

Hình ảnh cắt từ phim “Phán xét vội vàng…” của nhãn hàng ENAT

Vấn nạn đổ lỗi cho nạn nhân có thể tạo ra một chu kỳ bạo lực tinh thần và những hậu quả khó lường. Vì sợ đàm tiếu, nhiều khi nạn nhân sẽ chọn im lặng, thay vì đi tìm công lý, không dám lên tiếng khi có chuyện xấu xảy ra với mình. Từ đó suy giảm ý chí tự bảo vệ bản thân mình khỏi việc bạo hành. Thậm chí, có những khi nạn nhân tìm sự trợ giúp từ cộng đồng thì lại bị chê cười rằng mang chuyện nhà đi kể khắp nơi. 

Nguy hiểm hơn, sự đổ lỗi cho nạn nhân gián tiếp kéo lùi xu hướng hành xử văn minh của xã hội. Vô tình, nó gián tiếp “giảm nhẹ tình tiết" cho kẻ phạm tội, tạo điều kiện cho nó xảy ra nhiều hơn; ngăn cản công lí được thực hiện.

Khi ta tham gia vào việc đổ lỗi cho nạn nhân chính là đang tiếp tay cho bạo hành, và ta cũng trở thành “hung thủ vô hình" giết chết nạn nhân một cách từ từ. 

Nạn nhân cần bạo vệ, không cần đổ lỗi.

img

Hình ảnh cắt từ phim “Phán xét vội vàng…” của nhãn hàng ENAT

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Ngừng đổ lỗi và thông cảm hơn với nạn nhân để cảm thấy rằng thế giới này vẫn tốt đẹp. Học cách mở lòng và nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía trước khi chỉ trích, phán xét ai đó cũng là cách bảo vệ họ. 

Hãy cùng ENAT, lên tiếng cho những nạn nhân bị bạo hành và mang đến cho họ sự bảo vệ khi cần. Vì nạn nhân cần được bảo vệ, không cần đổ lỗi!

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem