Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thực hiện quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030", Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức tổ chức diễn tập xử lý một số tình huống trong công tác PCTT trên địa bàn xã Xuy Xá huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Việc diễn tập nhằm nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền cơ sở và người dân vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân nhằm góp phần thực hiện tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai.
Tình huống thiên tai giả định như sau: Theo tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, cơn bão số 7 đã đổ bộ vào miền Bắc nước ta, gây ra mưa lớn ảnh hưởng trên diện rộng, trong đó có Thành phố Hà Nội và huyện Mỹ Đức. Các tỉnh miền núi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu tiếp tục có mưa to đến rất to.
Các hồ chứa khu vực thượng nguồn sông Đà, sông Hồng nước dâng cao uy hiếp đến an toàn công trình đập thủy điện. Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT lệnh Công ty Thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa xả đáy Hồ Hòa Bình nhằm đảm bảo an toàn công trình các hồ chứa. Lãnh đạo Trung ương, Thành phố và UBND huyện Mỹ Đức đã có các Công điện khẩn gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành và địa phương tổ chức triển khai công tác ứng phó mưa bão và nước lũ dâng cao;
Đảng lãnh đạo, chính quyền và các ban ngành đoàn thể thực hiện với sự tham gia của các đồng chí: Bí Thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã, phó Chủ tịch phụ trách thường trực công tác PCTT và các ban ngành đoàn thể. Đồng chí chủ tịch UBND xã báo cáo tình hình thiên tai sự cố đang xảy ra trên địa bàn; các ban ngành đoàn thể báo cáo tình hình lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ. Đồng chí Bí thư chỉ đạo triển khai thực hiện theo phương án đã lập.
Tổ chức tuần tra các công trình phòng chống thiên tai, đặc biệt cần chú ý các trọng điểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn các công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn khi có lũ dâng cao và các tác động xấu của cơn bão số 7.
Chỉ đạo triển khai công tác thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai cho cộng đồng. Thường xuyên cập nhật tình hình thiên tai thời tiết và thông báo các kỹ năng phòng chống thiên tai (PCTT) cần thiết cho cộng đồng trước, trong và sau thiên tai.
Thường xuyên theo dõi thông tin về thiên tai (trước, trong và sau thiên tai) trên các phương tiện truyền thông (báo, đài, tờ rơi, tivi, ...) và chia sẻ thông tin với mọi người xung quanh.
Đối với các lực lượng khác, xác định các cơ sở y tế để đề phòng chữa trị các thương tích; xác định các vị trí an toàn để sơ tán người, tài sản (trường học, nhà kiên cố, hầm trú ẩn, ...) và chuẩn bị sẵn các phương tiện, đường đi để di chuyển trong trường hợp cần thiết.
Chuẩn bị gia cố, chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây xung quanh nhà. Có biện pháp bảo vệ tài sản có giá trị (chú ý giấy tờ quan trọng), cây trồng, vật nuôi, nguồn nước sạch và tiến hành sơ tán, thu hoạch sớm đối với cây trồng, vật nuôi trong trường hợp cần thiết.
Chuẩn bị bộ vật dụng cần thiết (bao gồm: đài, đèn pin, pin dự trữ, bật lửa, nến, áo phao, còi, dụng cụ và thuốc để lọc nước, túi cứu thương với các loại thuốc thông thường, túi không thấm nước, điện thoại di động và danh bạ các địa chỉ liên lạc khẩn cấp); dự trữ lương thực, thuốc men, chất đốt, nước uống cho 07 ngày.
Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương (người già, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ có thai, ...) và thực hiện biện pháp sơ tán ngay khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu. Trước khi sơ tán, cần có biện pháp bảo quản các tài sản, tắt các thiết bị điện, nước, gas trong gia đình, mang theo bộ vật dụng cần thiết và thông báo cho chính quyền nếu tự ý sơ tán.
Sau khi xảy sự cố thiên tai, khẩn trương đưa người bị thương đến các cơ sở y tế. Kiểm tra các điều kiện an toàn, vệ sinh, thực phẩm, các thiết bị điện, nguồn nước. Dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh (nên đội mũ bảo hiểm khi dọn dẹp), không tự ý chặt hạ các cây to bị gãy, đổ.
Hạn chế đi vào các khu vực nguy hiểm, bị ảnh hưởng, có nguy cơ đổ, sập. UBND xã Xuy Xá thường xuyên cập nhật tình hình thiên tai, thời tiết; yêu cầu nhân dân trong xã chủ động theo dõi, sẵn sàng phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm "4 tại chỗ".
Tình huống giả định sự cố thiên tai xảy ra tại Km16+000 trên tuyến đê hữu Đáy, xã Xuy Xá – huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội.
Tình huống 1: Tại vị trí tương ứng K16+900 xuất hiện vết nứt nhỏ dọc theo mặt đê kéo dài 30m, vết nứt khô, có bề rộng trung bình 5cm, mái đê thượng lưu và hạ lưu ổn định, không có hiện tượng bất thường.
Tình huống 2: Vị trí khu vực có khả năng bị nước lũ tràn qua sau khi được lực lượng xung kích tập trung phát hiện tại K16+500 tại thời điểm mực nước sông Đáy đang ở mức trên báo động số 3 là 0.5m. Phạm vi có khả năng xảy ra nước lũ tràn qua mặt đê dài khoảng 50m, cao trình mặt đê tương ứng +7.5m. Quan sát thấy mực nước sông tiếp tục dâng cao kèm theo mưa lớn chưa thể tạnh ngay. Đây là sự cố nguy hiểm uy hiếp đến an toàn đê cần phải xử lý ngay.
Tình huống 3: Lực lượng kiểm tra phát hiện tại vị trí tương ứng K16+700 - K16+800 xuất hiện hiện tượng thẩm lậu mái đê, hiện tại mực nước sông Đáy đang ở mức trên Báo động số 3. Phạm vi xảy ra thẩm lậu có chiều dài theo mái đê khoảng 50m, cao trình xuất hiện thẩm lậu tương ứng +6,0m.
Tình huống 4: Tại mái đê về phía hạ lưu vị trí tương ứng K16+400 xuất hiện lỗ rò, tốc độ nước chảy ra nhỏ, dòng chảy cuốn theo đất, cát, cũng có thể các hạt phù sa trong nước bị lắng đọng dần ở các khe hở trong thân đê, nước chảy ra khỏi mái đê là nước đục.
Sau khi phát hiện mỗi sự cố tổ kiểm tra nhanh chóng đánh dấu khoanh vùng khu vực bị ảnh hưởng sự cố, đồng thời báo cáo đồng chí điếm trưởng. Lập tức, đồng chí tổ trưởng báo cáo về ban chỉ huy PCTT và TKCN xã Xuy Xá, Hạt Quản lý đê Ứng Hòa – Mỹ Đức về diễn biến, mức độ nguy hại của sự cố.
BCH PCTT và TKCN xã Xuy Xá cùng Hạt Quản lý đê Ứng Hòa – Mỹ Đức kiểm tra thực tế, đánh giá nguyên nhân và báo cáo về BCH PCTT và TKCN huyện Mỹ Đức diễn biến sự cố đồng thời đề nghị xử lý sự cố giờ đầu nhằm đảm bảo an toàn cho công trình đê điều.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN chỉ đạo triển khai huy động lực xung kích và các vật tư phương tiện tại chỗ đã được chuẩn bị thực hiện xử lý sự cố ngay từ giờ đầu.
Với sự hướng dẫn kỹ thuật của lực lượng quản lý đê chuyên trách, lực lượng xung kích đã làm việc khẩn trương liên tục mỗi tình huống sự cố đê điều được xử lý nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.