Chân dung các nữ lãnh đạo quyền lực trên thế giới

Đông Phong (tổng hợp) Thứ tư, ngày 20/01/2016 09:53 AM (GMT+7)
Theo Huffington Post, hiện có khoảng 16 người phụ nữ nắm giữ các chức vụ quan trọng của quốc gia trên thế giới như thủ tướng hay tổng thống trong đó có những cái tên nổi bật như Thủ tướng Đức Angela Merkel hay Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Bình luận 0

Nữ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn

img

Tân lãnh đạo của Đài Loan Thái Văn Anh.

Tối ngày 16.1, Chủ tịch đảng Dân tiến (DPP) Thái Anh Văn tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo và nghị viện Đài Loan để trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của hòn đảo này. Theo truyền thông, bà Thái là nữ lãnh đạo đầu tiên của châu Á không có xuất thân từ một gia đình quyền thế và được người dân tin tưởng vì phong thái bình dị, sự thông minh và chân thành. Bà Thái cũng rất hâm mộ 2 nữ chính trị gia nổi tiếng của phương Tây là cựu Thủ tướng Anh Margaret Tharcher  và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Thủ tướng Đức Angela Merkel

img

"Bà đầm thép" của nước Đức Angela Merkel.

Liên tục dẫn đầu danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes, "bà đầm thép" của nước Đức Angela Merkel ngày càng chứng tỏ vị trí quan trọng trong Liên minh châu Âu cũng như thế giới.  Lên nắm quyền cuối năm 2005, bà Merkel không chỉ giải quyết các vấn đề trong nước mà còn chèo lái con thuyền Eurozone vượt qua các cuộc khủng hoảng trong suốt thời gian qua.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye

img

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

Bà Park Geun-hye vốn được sinh ra trong một gia đình quyền thế khi là con gái của cố tổng thống  Park Chung Hee, người từng nắm quyền tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1963-1979. Kể từ khi lên cầm quyền từ năm 2013 đến nay, bà Park được biết đến với những chính sách cứng rắn trong vấn đề quan hệ liên Triều cũng như các chính sách kinh tế.

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina

img

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina

Là con gái của tổng thống Bangladesh đầu tiên, ông Sheikh Mujibur Rahman, bà Hasina cũng 2 lần giữ cương vị là Thủ tướng (lần một từ năm 1996-2001, lần 2 từ năm 2009 đến nay). Nữ chính trị gia này nổi tiếng với lập trường đấu tranh vì dân chủ và bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Trong năm 2015, bà Hasina cũng năm trong top 100 người phụ nữ quyền lưc nhất thế giới theo Forbes bình chọn.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff

img

Người phụ nữ quyền lực nhất Brazil, Tổng thống Dilma Rousseff.

Lên cầm quyền từ năm 2010, bà Rousseff là nữ tổng thống đầu tiên của Brazil. Trước khi trở thành tổng thống, bà Rousseff từng bị bắt vào tù và tra tấn dã man vì tham gia các hoạt động chống chế độ độc tài ở Brazil những năm 1960. Hiện bà Rousseff đang tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 và dẫn dắt nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới với GDP ước tính đạt 2.400 tỉ USD.

Tổng thống Chile Michelle Bachelet

img

Tổng thống Chile Bachelet.

Với 2 lần làm tổng thống, bà Bachelet luôn nhận được sự tín nhiệm của người dân Chile nhờ các chính sách hướng đến người lao động, giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Đặc biệt, dưới sự chèo lái của bà Bachelet, Chile đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (tháng 10.2015) hứa hẹn sẽ mang đến nhiều vận hội mới cho quốc gia Nam Mỹ này trong thời gian tới.

 Chủ tịch đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) Aung San Kyi

img

"Quý bà" Aung San Kyi của Đảng NLD Myanmar.

Bà Aung San Kyi là con gái của anh hùng dân tộc Myanmar, tướng Aung San. Là biểu tượng cho phong trào đấu tranh đòi dân chủ không biết mệt mỏi ở Myanmar, bà  Aung San Kyi còn giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1991.

Trong đợt tổng tuyển cử tại Myanmar năm 2015, đảng NLD của bà đã giành chiến thắng vang dội với kết quả áp đảo so với chính quyền do quân đội điều hành hiện tại. Chiến thắng này được đánh giá là một bước tiến vượt bậc trong công cuộc đấu tranh dân chủ tại Myanmar.

 Thủ tướng Na Uy  Erna Solberg

img

 Thủ tướng Na Uy Erna Solberg.

Trong lịch sử chính trị của đất nước Na Uy, bà Erna Solberg là người phụ nữ thứ 2 trở thành thủ tướng. Bà Solberg là một người nổi tiếng ở Na Uy không chỉ vì vị trí quyền lực mà còn vì nghị lực phi thường khi chiến thắng chứng bệnh khó đọc để trở thành chính trị gia thành công như hiện nay. Báo chí nước này không tiếc lời khen và đặt cho bà biệt danh "Iron Erna" (Erna Thép).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem