Tại buổi gặp gỡ, ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch HĐQT Petrolimex cho biết, năm 2015 – 2016 đã chứng kiến các quy định của hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu của Petrolimex, thông qua Nghị định 83 đã chuyển từ kinh doanh sang hoạt động bền vững. Việc ra đời và hoàn chỉnh Nghị định 83 đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tin tưởng rằng, đối với chủ thể xăng dầu đã vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Petrolimex (chưa kiểm toán) cho thấy, tổng doanh thu hợp nhất đạt 123.097 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 5.165 tỷ đồng; tổng nộp ngân sách hợp nhất 33.304 tỷ đồng là một thành công của tập đoàn.
Ông Bùi Ngọc Bảo cũng cho biết, đến 1.1.2018, toàn bộ mặt hàng xăng phục vụ cho xe máy của Petrolimex chuyển sang mặt hàng E5 để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài mặt hàng mang tính truyền thống, Pr còn có sản phẩm mang tính đặc thù, phục vụ cho các doanh nghiệp lớn. Cam kết, lưu thông đáp ứng được yêu cầu ngặt nghèo nhất.
Trả lời thắc mắc của nhà đầu tư về giá dự kiến niêm yết là bao nhiêu, trong năm đầu tiên cổ tức như thế nào, ông Bảo cũng cho biết: Chắc chắn, giá niêm yết không thể thấp hơn giá phát hành cho các đối tác chiến lược. Mức giao dịch trên sàn OTC hiện tại xoay quanh khoảng 47 – 50.000 đồng/cổ phiếu. Việc đưa ra giá niêm yết phải đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và tính thanh khoản nên sẽ công bố chính thức khi lên sàn.
Còn về cổ tức, kế hoạch của Petrolimex trong 3 năm tới là không thấp hơn 12%. Còn cổ tức 2016 chuẩn bị phân phối từ lợi nhuận của tập đoàn 2016 đã đạt khoảng 4.000/1 cổ phiếu nên dự kiến sẽ phân phối ở mức cao trong thời gian tới. Cụ thể, đại hội cổ đông ngày 25.4 này sẽ quyết định chia cổ tức chắc chắn không thấp hơn 2015 là 16%.
Trao đổi với Dân Việt, nhà đầu tư Đặng Đình Hiệp cho rằng, cổ phiếu của Petrolimex bên cạnh những lợi thế vẫn còn một số hạn chế như: Thống kê trong suốt 5 năm trở lại đây, “ông lớn” Petrolimex chỉ trả cổ tức vẫn chưa thực sự hấp dẫn. Ngoài ra, khi lên sàn rồi, Prtrolimex cũng phải tiếp tục khẳng định được kết quả kinh doanh và hiệu quả sản xuất; Chỉ số EPS cũng phải đạt ở mức cao và hạn chế “pha loãng” cổ phiếu thì mới hấp dẫn được nhà đầu tư.
|
Cũng theo ông Bảo, cạnh tranh về xăng dầu, đặc biệt là cạnh tranh về giá bán lẻ hiện nay rất khốc liệt. Trong khi đó, giá bán buôn có thể thay đổi theo từng giờ từ các đầu mối. Rõ ràng, chúng tôi cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh hiện nay. Tuy nhiên, với tập đoàn Petrolimex, bên cạnh việc cạnh tranh bán buôn, cũng phải chấp nhận mặt hàng tồn kho.
Hiện nay, giá xăng dầu lên xuống cũng thường xuyên nhưng Quy định tại Nghị định 83 lại không theo tồn kho 30 ngày. Do đó, việc sử dụng bảo hiểm tồn kho để giảm thiểu rủi ro về tồn kho cũng được tập đoàn thực hiện. “Kinh doanh xăng dầu không phải là kinh doanh siêu lợi nhuận vì giá cả dược Nhà nước hết sức lưu tâm nhưng là kinh doanh luôn có cơ hội kèm theo rủi ro. Đây cũng là yếu tố thông thường ở các nước trên thế giới nên lợi nhuận xăng dầu chỉ chiếm 50% tổng lợi nhuận của tập đoàn”, ông Bảo cho biết.
Đánh giá về tiềm năng của “ông lớn” Petrolimex, bà Ngọc Anh, đại diện Công ty Chứng khoán SSI, cho biết, được thành lập từ 1956, Petrolimex (PLX: OTC) là nhà nhập khẩu và phân phối xăng dầu lâu đời nhất và lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 50%. Công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2011 với vốn điều lệ là 10.700 tỷ đồng. Sau đó, PLX đã bán khoảng 103,5 triệu cổ phiếu, chiếm khoảng 10% cổ phần cho cổ đông chiến lược là đối tác JX Nippon Oil &Enrgy Coporation (JX NOX), công ty bán lẻ xăng dầu lớ nhất Nhật Bản với 43% thị phần. Vốn điều lệ của PLX là 12.939 tỷ đồng.
Mức giá hiện tại ở thị trường OTC là 40.000 đồng/cp, tổng vốn hóa thị trường của PLX đạt 51.755 tỷ đồng, năm trong tốp 20 công ty đại chúng có vốn hóa thị trường lớn nhất. Trong khi đó, giá xăng Việt Nam thấp hơn mức trung bình của thế giới, đứng thứ hạng 55/170 nước. Mức tiêu thụ bình quân đầu người xăng dầu của Việt Nam còn thấp, vẫn còn dư địa tăng thêm nên có thêm cổ phiếu lớn này niêm yết cũng là một cổ phiếu hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.
Với việc chiếm lĩnh 50% thị trường xăng dầu tại Việt Nam, Petrolimex chỉ có lợi nhuận khoảng 50% từ lợi nhuận xăng dầu đem lại. Còn lại “ông lớn” này cũng có các lĩnh vực kinh doanh khác như công ty vật tải thủy; công ty Gas; công ty hóa dầu (kinh doanh nhựa đường), công ty nhiên liệu bay; ngân hàng PG Bank; công ty bảo hiểm…
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.