Công trình giả tạo nhằm đánh lừa du khách

Thứ ba, ngày 28/02/2023 13:56 PM (GMT+7)
Những công trình kiến trúc giả, nhằm khoe khoang sự phồn thịnh không có thật để đánh lừa du khách trên thế giới.
Bình luận 0

Năm 1787, Catherine Đại đế hay còn gọi là Catherine II, Nữ hoàng của Nga, đã lên kế hoạch cho một chuyến công du hoành tráng đến vùng đất mới giành được có tên Crimea và Tân Nga—nay là một phần của Ukraine. 

Đây là kết quả mà bà đã giành được sau khi đánh bại Đế chế Ottoman và ký hiệp ước hòa bình với người Cossack Hetmanate. Chuyến đi được sắp xếp bởi Gregory Potemkin, thống đốc của vùng, một người đàn ông được Catherine sủng ái và là một trong vô số người tình của bà.

Công trình giả tạo nhằm "lừa đảo" du khách - Ảnh 1.

Pháo hoa được bắn để đón chào Nữ hoàng Catherine II. (Ảnh: IT).

Công trình "giả tạo" nhằm đánh lừa du khách

Khu vực này đã bị tàn phá bởi chiến tranh, một trong những nhiệm vụ chính của Potemkin là xây dựng lại nó và đưa những người Nga đến định cư. Năm 1787, khi một cuộc chiến mới sắp nổ ra giữa Nga và Đế chế Ottoman, Catherine II cùng với triều đình của mình và một số đại sứ đã thực hiện một chuyến đi kéo dài sáu tháng chưa từng có tới Tân Nga. Mục đích của chuyến đi này là để gây ấn tượng với các đồng minh của Nga trước chiến tranh.

Ngay khi Potemkin nghe tin về chuyến thăm sắp tới, vị thống đốc xảo quyệt đã phô trương sự thịnh vượng giả tạo bằng cách vội vàng dựng lên nhiều ngôi làng giả trên bờ sông Dnepr và dọc theo tuyến đường mà Catherine đi qua để gây ấn tượng với Nữ hoàng và những người bạn ngoại giao của bà. Chuyện kể rằng, ngay sau khi chiếc sà lan chở Hoàng hậu và các đại sứ cập bến, những người đàn ông của Potemkin, ăn mặc như nông dân, sẽ tràn vào làng. Sau khi sà lan rời đi, ngôi làng được tháo rời, sau đó được xây dựng lại ở hạ lưu chỉ sau một đêm.

Các nhà sử học hiện đại đồng ý rằng những lời tường thuật này hầu hết đều được phóng đại, hoặc tệ nhất là hoàn toàn hư cấu. Tuy nhiên, câu chuyện này cứ tồn tại mãi. Ngày nay, thuật ngữ "làng Potemkin" đã được dùng để biểu thị bất kỳ kiến trúc lừa đảo hoặc câu chuyện nào nhằm đánh lừa người khác nghĩ rằng một tình huống tốt hơn nhiều so với thực tế.

img
img
img
img
img

Những công trình kiến trúc khoe sự phồn thịnh giả tạo trên khắp thế giới. (Ảnh: IT).

Hết lần này đến lần khác, các chế độ và chính phủ khác nhau đã sử dụng sự giả mạo như vậy với mức độ thành công khác nhau. Năm 1944, khi các đại biểu của Hội Chữ thập đỏ đến kiểm tra trại tập trung Theresienstadt, Đức quốc xã đã giới thiệu Theresienstadt như một khu định cư kiểu mẫu của người Do Thái. 

Trước chuyến thăm, Đức Quốc xã đã trục xuất nhiều người Do Thái đến Auschwitz để giảm thiểu tình trạng quá tải. Họ xây dựng các cửa hàng và quán cà phê giả để ngụ ý rằng người Do Thái sống ở đó tương đối thoải mái. Trên thực tế, hơn 33.000 tù nhân đã chết tại đây do suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc do những kẻ bắt giữ họ đối xử tàn bạo.

Trọng Hà (AMP)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem