Công ty cổ phần Con Cưng xin lỗi khách hàng

Phi Long Chủ nhật, ngày 22/07/2018 07:00 AM (GMT+7)
Trước những tố cáo của người tiêu dùng về sự “nhập nhèm” trong tem nhãn sản phẩm, Công ty Cổ phần Con Cưng (Con Cưng) đã chính thức xin lỗi người tiêu dùng nhưng người tiêu dùng không đồng ý và có đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ.
Bình luận 0

img

Con Cưng bị tố cáo liệu có phải “bản sao” của Khaisilk? (Ảnh: IT)

Quản lý thị trường đã vào cuộc

Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: “Ngay sau khi có phản ánh từ người tiêu dùng và các cơ quan truyền thông, tôi đã ký công văn yêu cầu Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh xác minh, làm rõ thông tin phản ánh. Nếu phát hiện sai phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Ông Trần Hùng cũng cho biết, Tổ công tác  334 cũng đã có báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương và lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đã giao nhiệm vụ cho Tổ công tác 334 khẩn trương chỉ đạo quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh và các địa phương có liên quan kiểm tra làm rõ vụ việc để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ông Hùng cũng cho rằng, không chỉ QLTT, mà cơ quan Hải quan cũng cần nhập cuộc xác minh xem nguồn hàng quần áo trẻ em bán ra từ Con Cưng có đúng nhập khẩu từ Thái Lan như trên tem nhãn hay không. “Nếu đúng nhập khẩu thì mọi thông tin sẽ nằm trong máy tính, sổ sách cơ quan Hải quan ngay!”, ông Hùng nói.

Trước đó, ông Trương Đình Công Vĩnh (phường 14, quận Tân Bình, TPHCM) đã có đơn gửi khiếu nại tới Phòng bảo vệ người tiêu dùng- Cục Quản lý cạnh tranh) và gửi tới Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) về việc nghi ngờ sản phẩm của Con Cưng bị cắt và thay thế bằng tem nhãn CF.

Theo ông Vĩnh, sự việc xảy ra từ ngày 22.5, khi đó ông Vĩnh đến siêu thị của Con Cưng tại số 788 Âu Cơ (phường 14, quận Tân Bình) để mua hàng với tổng giá trị hóa đơn là gần 1,5 triệu đồng. Trong đó, bộ quần áo thun bé gái trị giá 329.000 đồng. Khi mang về nhà giặt, ông Vĩnh phát hiện bộ quần áo thun có dấu hiệu cắt tem nhãn và thay thế bằng tem nhãn CF có ghi xuất xứ là Made in Thailand.

Ông Vĩnh đã mang sản phẩm lỗi đến Con Cưng để làm rõ sự việc. Tại buổi làm việc giữa 2 bên ngày 30.5.2018, phía Con Cưng khẳng định sẽ làm việc với nhà cung cấp Thái Lan và có phản hồi chính xác vào ngày 6.6.

Tuy nhiên, tại buổi làm việc ngày 6.6, phía Con Cưng không phản hồi về nội dung khiếu nại “sản phẩm có bị cắt tem và thay thế bằng tem nhãn khác hay không”. Bức xúc, ông Vĩnh yêu cầu cho biết là nguyên liệu Con Cưng nhập từ đâu để làm sản phẩm, các sản phẩm có đảm bảo an toàn cho trẻ em không…

Sau đó, ông Vĩnh nhận được tin nhắn của Con Cưng nội dung là sản phẩm bị sự cố kỹ thuật trong quá trình gắn nhãn. Con Cưng sẽ thu hồi sản phẩm và gửi mã code mua hàng trong tin nhắn cho ông Vĩnh giá trị tương đương món hàng đã mua. Ngày 14.6, ông Vĩnh nhận được thư của Con Cưng gửi lời xin lỗi và gửi tặng 1 phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng. Sau đó, phía Con Cưng đã thu hồi sản phẩm lỗi của ông Vĩnh và các sản phẩm lỗi đang bán tại cửa hàng.

img

Tem nhãn của Con Cưng bị người tiêu dùng nghi vấn và tố cáo (Ảnh: CV)

Tuy nhiên, ông Vĩnh nói, không chấp nhận lời xin lỗi và món quà tặng này. Ông cũng cho rằng quá trình xử lý khiếu nại từ khách hàng của công ty khá lâu, đến nay đã gần 2 tháng kể từ ngày mua sản phẩm.

“Điều tôi quan tâm nhất là chất lượng, xuất xứ thật sự của sản phẩm chứ không phải chỉ là lời xin lỗi và số tiền bồi thường đó. Đây là mặt hàng dành cho trẻ em, ai làm cha, làm mẹ cũng hiểu về vấn đề này, bởi con cái là món quà vô giá với họ”, ông Vĩnh khẳng định.

Về “sản phẩm lỗi” mua phải, ông Vĩnh nghi vấn có 2 trường hợp xảy ra. Một là, công ty đã mua nguyên liệu Việt Nam, đưa sang Thái gia công, sau đó nhập ngược trở về để tăng giá trị. Tuy nhiên ông cũng không loại trừ hàng không rõ xuất xứ, được công ty cắt tem và thay bằng nhãn CF, có ghi xuất xứ "made in Thailand vào để tăng giá trị sản phẩm, như cách làm của Khaisilk, vì giá quần áo ở đây không hề rẻ.

img

Chuỗi hệ thống siêu thị mẹ bầu và bé Con Cưng có tất cả 343 cửa hàng trên toàn quốc (Ảnh: CV)

Con Cưng giải thích chưa thỏa đáng

Trả lời báo chí, bà Nguyễn Hồng Liễu - Trưởng bộ phận Pháp lý Hành chính của Con Cưng - cho rằng, sản phẩm lỗi do phía nhà cung cấp đến từ Thái Lan. Nhà cung cấp này đã làm việc với Con Cưng từ năm 2016.

Theo quy trình, phía Con Cưng sẽ đưa cho nhà cung cấp mẫu mã thiết kế và chất liệu mong muốn. Sau đó, Con Cưng sẽ tiến hành duyệt mẫu. Nếu đạt, nhà cung cấp sẽ sản xuất hàng loạt và gắn nhãn hiệu Con Cưng vào sản phẩm và đưa về Việt Nam để bán ra thị trường.

Theo bà Liễu, sau khi ông Vĩnh khiếu nại, Con Cưng đã thu hồi khoảng 4.000 sản phẩm trong tổng số 9.000 sản

Nguyên tắc FOB tự search được hiểu là: “Các Doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ nhận mẫu thiết kế từ khách mua nước ngoài hoặc tự thiết kế trình khách mua nước ngoài duyệt và sử dụng nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, đảm bảo yêu cầu kiểm định chất lượng hàng xuất khẩu, sản xuất và vận chuyển thành phẩm tới cảng của khách mua…”). Trên toàn bộ sản phẩm đều được thể hiện rõ xuất xứ hàng hóa và tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng quy định pháp luật liên quan.

phẩm của lô hàng này; gửi tin nhắn đến các khách hàng mua phải sản phẩm trong lô hàng bị lỗi nhằm thu hồi và đổi trả với ai có nhu cầu.

Ngày 20.7, Con Cưng cũng đã có thông báo chính thức trên website và fanpage về vụ việc. Công ty cho rằng sau khi làm việc với nhà sản xuất, đơn vị này đã xác nhận xảy ra lỗi kỹ thuật trong khâu thành phẩm, tuy nhiên hàng hóa vẫn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu của Thái Lan.

Lô hàng bị lỗi này được sản xuất bởi Công ty International Incorporated (Thái Lan). Công ty này và Con Cưng có hợp đồng mua bán theo nguyên tắc FOB tự search.

Thông báo của Con Cưng cho rằng, ngoài vấn đề kỹ thuật nêu trên, chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo. Ngay khi nhận phản hồi từ khách hàng, để tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, công ty đã lập tức thu hồi toàn bộ lô hàng này trên toàn bộ hệ thống cửa hàng và từ những người đã mua, bất kể những sản phẩm đó có gặp lỗi tương tự hay không.

img

Tem nhãn và cả mã vạch của Con Cưng được người tiêu dùng phản ánh có nhiều điểm nghi vấn (Ảnh: CV)

Trước sự việc của Con Cưng, nhiều người tiêu dùng bày tỏ những băn khoăn và cho rằng những lý lẽ đưa ra chưa thỏa đáng: “Nếu sản phẩm của Con Cưng nhập khẩu thì theo quy định là phải có tem nhãn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thái Lan, sau đó về Việt Nam phải gắn thêm tem nhãn Việt Nam. Trong khi sản phẩm lại được gắn nhãn vừa Made in Thailand vừa tiếng Việt (?)".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem