Cảnh sát giao thông có quyền gửi thông báo về cơ quan khi công chức vi phạm giao thông?

Theo Văn Huế/Báo Giao thông Thứ ba, ngày 05/07/2022 05:16 AM (GMT+7)
Lực lượng CSGT toàn quốc đang đồng loạt triển khai cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông để kịp thời ngăn chặn các hành vi là nguyên nhân chính dẫn tới TNGT.
Bình luận 0

Đợt cao điểm kéo dài trong 3 tháng (từ 20/6-20/9/2022) có nhiều điểm mới, ngoài tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính như nồng độ cồn, tốc độ, quá tải, cơi nới thành thùng... thì lực lượng chức năng sẽ phối hợp tuyên truyền, chặn vi phạm từ gốc; cưỡng chế cắt thành thùng, hạ tải tại nơi vi phạm...

Đặc biệt, trong đợt cao điểm này, các trường hợp là đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang,… vi phạm, lực lượng làm nhiệm vụ phải gửi thông báo về cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý theo quy định.

Cảnh sát giao thông có quyền gửi thông báo về cơ quan khi công chức vi phạm giao thông? - Ảnh 1.

CSGT Hà Nội xử lý đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn. Ảnh: Văn Huế

Trước thông tin này, có ý kiến băn khoăn: Vi phạm giao thông chỉ là vi phạm hành chính của cá nhân, CSGT có được quyền gửi thông báo vi phạm về nơi công tác, học tập?

Về vấn đề này, trao đổi với PV Báo Giao thông, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật nêu quan điểm: Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định, quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.

Căn cứ vào quy định trên, xét về quy trình xử lý vi phạm hành chính, sau khi lập biên bản vi phạm giao thông, cơ quan công an sẽ ra quyết định xử phạt và gửi về địa chỉ cư trú của người vi phạm. Địa chỉ do người vi phạm tự khai trong lúc lập biên bản hoặc cơ quan công an sẽ dựa vào địa chỉ ghi trên thẻ CCCD hoặc CMND. 



Bởi lẽ, người vi phạm giao thông vừa bị xử phạt hành chính, vừa có thể bị xử lý nội bộ theo quy định của từng cơ quan.

Thông báo mà CSGT gửi mang tính chất thông tin cho cơ quan mà đảng viên, cán bộ, công chức đang làm việc biết được người của mình quản lý đang vi phạm gì để xử lý theo quy định nội bộ. Việc gửi văn bản thông báo trao đổi thông tin giữa hai cơ quan nhà nước với nhau là hết sức bình thường và pháp luật không cấm việc này.

Theo luật sư Bình, như vậy, khi vi phạm giao thông, đảng viên, cán bộ, công chức còn có thể bị cơ quan mình xử lý bằng các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc theo Điều 79 Luật Cán bộ công chức 2008.

Đối với đảng viên, tại Điều 35 Điều lệ Đảng cũng quy định các hình thức xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ... Đối với cán bộ, có thể áp dụng theo Điều 78 Luật Cán bộ công chức 2008 với các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem