Phú Mỹ Hưng xa mấy cũng gần
“Có một thực tế là sự hình thành khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã và đang kéo các dự án bất động sản tề tự về khu Nam, gây sức ép lớn về giao thông và dân sinh”- Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) Nguyễn Văn Đực nói. Tại nhiều nơi, dự án xuất hiện dày đặc tạo nên sức ép lớn. Đơn cử như đường Nguyễn Văn Quỳ rộng chừng 3 mét nhưng là cửa ngõ của hàng loạt dự án căn hộ như Vạn Thịnh Phát, Jamona… với lượng dân cư hàng nghìn dân.
Chỉ riêng trong tháng 9, đã có hàng chục dự án căn hộ ra mắt ở khu Nam. Điểm đặc trưng là hầu hết đều rao bán dự án kèm theo dòng giới thiệu “liền kề Phú Mỹ Hưng” hoặc “người mua được thừa hưởng toàn bộ tiện ích của Phú Mỹ Hưng”. “Có dự án xa hàng chục cây số cũng rao là chỉ cách Phú Mỹ Hưng vài phút. Không lẽ đi bằng máy bay”- ông Đực hài hước.
Dự án bất động sản cần tạo lập giá trị riêng thay vì “dựa dẫm” vào Phú Mỹ Hưng
Thực chất, quỹ đất vàng trung tâm khu Nam tiệm cận Phú Mỹ Hưng gần như đã hết.Trong cuộc chơi “xí phần” đất vàng tại khu vực này, ưu thế tất nhiên thuộc về các ông lớn có tiềm lực tài chính mạnh. Những tên tuổi như Novaland, Hưng Thịnh, An Gia, Hưng Lộc Phát đều đã sở hữu đất vàng và lập nên các dự án ở khu vực trung tâm. Gần đây nhất là DRH đã nhanh tay chớp quỹ đất vàng trên đường Huỳnh Tấn Phát bằng dự án D-Vela.
“Vấn đề là các dự án phải tự tạo bản sắc riêng. Một mình Phú Mỹ Hưng không thể kham nổi tiện ích dân sinh của cả khu vực”- chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nói.Chỉ riêng tiện ích của Phú Mỹ Hưng cũng không đủ thuyết phục người mua căn hộ. Điều người dân quan tâm là tiện ích nội tại của mỗi dự án trước khi xuống tiền mua nhà chứ không phải “ăn theo” Phú Mỹ Hưng như từ trước đến nay.
Tự chủ
Theo ông Châu, điều tích cực trong thời gian gần đây là các dự án tại khu Nam bắt đầu chủ động xây dựng bản sắc riêng. Đặc biệt là các tên tuổi lớn đều chủ động đầu tư tiện ích. Nhiều chủ đầu tư còn tạo nên những “cuộc cách mạng tiện ích” như vườn treo trên không hoặc biển nhân tạo bên trong dự án. Xu hướng chung là tiết chế diện tích xây dựng nhường chỗ cho tiện ích. Theo ông Châu, cuộc đua tiện ích đang quyết định sức hút của các dự án.Trong xu thế này, các chủ đầu tư buộc phải tiết giảm diện tích xây dựng, đồng nghĩa với giảm lợi nhuận để chia sẻ với cư dân.
Đơn cử như tại D-Vela, sở hữu vị trí “đắt xắt ra miếng” nhưng chủ đầu tư chỉ sử dụng 39,9% quỹ đất để xây dựng, còn lại nhường chỗ cho tiện ích và các công trình xanh. Một Theo lý giải của ông Lê Chí Hùng Việt, Phó tổng giám đốc DRH, đơn vị chủ đầu tư dự án, trong xu thế cạnh tranh gay gắt thì ngoài yếu tố vị trí vàng, phải tích hợp tiện ích “khủng”, dự án mới có sức hút.
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu thì nhận định: “Việc các dự án đầu tư tiện ích lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên là người mua nhà được hưởng lợi, chủ đầu tư cũng tạo được giá trị bền vững.Quan trọng là Phú Mỹ Hưng được “chia lửa” không phải gánh vác nhu cầu của lượng dân cư lớn bên ngoài khu đô thị”- ông Lê Hoàng Châu nói.
Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia về hạ tầng cho biết sự nở rộ của các dự án khu Nam một thời khá manh mún, loang lổ gây sức ép dân sinh lớn. Nhất là các dự án phát triển dựa trên “tâm” Phú Mỹ Hưng rồi lan ra như vết dầu loang. Những dự án không bản sắc, không tạo được sức hút riêng, chỉ với tư thế ‘ăn theo người khổng lồ”. Sỡ dĩ có tình trạng này là vì thiếu những công trình hạ tầng trọng điểm để các dự án tự tạo lập giá trị. Khu Nam hiện đã được cởi bỏ vị thế cô lập bằng hàng loạt dự án lớn như các tuyến đường vành đai kết nối với các khu vực, tuyến đường sắt đô thị Metro. Đặc biệt là những “trục xương sống” hiện hữu như Nguyễn Thị Thập, Huỳnh Tấn Phát… được quy hoạch mở rộng. “Yếu tố hạ tầng phát triển sẽ kích thích các dự án tạo lập giá trị bằng tiện ích riêng. Điều này mang đến sự đa dạng và có ý nghĩa trong việc giải quyết bài toán dân sinh cho khu vực phát triển sôi động nhất thành phố”- ông Sanh nói.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.