Denis Đặng cãi MV “Chân ái” không đạo nhái, khẳng định "lấy mỗi chỗ một ít là lao động!"

Châu Anh Thứ tư, ngày 19/02/2020 19:38 PM (GMT+7)
Lời phản bác của Denis Đặng về việc MV “Chân ái” đạo nhái tạo hình nghệ thuật của Trung Quốc, Nhật Bản vẫn chưa làm khán giả cảm thấy thuyết phục.
Bình luận 0

Những ngày qua, Giám đốc sáng tạo – diễn viên Denis Đặng vướng phải ồn ào đạo nhái ý tưởng. Sự việc bắt nguồn từ bài tố của nhiếp ảnh gia nước ngoài Dark Flawless. Dù đã lên tiếng nhận sai và gửi lời xin lỗi tới vị nhiếp ảnh gia này nhưng Denis Đặng vẫn nhận về không ít chỉ trích của dân mạng.

Khi sự việc chưa kịp lắng xuống, dân mạng tiếp tục phát hiện hình ảnh trong MV “Chân ái” có sự tham gia của Denis Đặng có nhiều nét tương đồng hình ảnh từ tạo hình nghệ thuật của Trung Quốc và Nhật Bản đặt vào bối cảnh sân khấu Sài Gòn xưa.

img

img

Mới đây, trong một buổi giao lưu trực tuyến, Denis Đặng lên tiếng phản bác nhận định đạo nhái. Anh cho rằng việc mượn yếu tố văn hóa của từng quốc gia để đưa vào sản phẩm nghệ thuật của mình không phải là đạo nhái, mà là sự lao động.

Denis Đặng nói: “Khi MV lên, khán giả lại bảo, sao sản phẩm này đạo Kinh kịch của Trung Quốc, đạo kịch của Nhật Bản, đạo chỗ này, chỗ kia? Thực ra đối với Denis thì những yếu tố Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam ngay từ ban đầu khi lên ý tưởng nó đã là như thế. Tôi cũng chia sẻ trước đó khá nhiều lần rằng tôi muốn sáng tạo một thế giới riêng, ở đó tôi có thể mix, trộn lẫn các nền văn hóa lại với nhau, nhưng nhìn ở đâu đấy thì vẫn thấy được sự tách biệt.

img

Mọi người cũng đừng nghĩ rằng lấy chỗ này một ít, lấy chỗ kia một ít nó sẽ trở thành đạo, vì bản thân tôi, lấy chỗ này một ít, lấy chỗ kia một ít, để đắp vào với nhau thành một tổng thể hài hòa, cân đối và thu hút, đấy là một sự lao động. Nó không chỉ đơn thuần là đặt mọi thứ lại cạnh nhau!”.

Quan điểm của Denis Đặng khiến một bộ phận khản giả cảm thấy khó chịu, không thuyết phục. Họ cho rằng MV “Chân ái” lấy bối cảnh chính là một rạp hát của Sài Gòn xưa với hình ảnh những cô đào, kép hát bội của Việt Nam. Vì vậy, việc mượn tạo hình nghệ thuật của các quốc gia khác là không phù hợp và việc “mượn” như vậy không phải là sự sáng tạo, lao động.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem