Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ sáng nay (22/7), áp thấp nhiệt đới đang cách bờ biển các tỉnh từ Nam Định đến Thanh Hóa khoảng 140km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng đông đông bắc mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 4 giờ ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 140km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Sở dĩ gọi áp thấp nhiệt đới này là “hậu duệ” của bão số 3 (Sơn Tinh) vì sau khi đổ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, bão số 3 đã suy yếu. Tuy nhiên, nó không tan hẳn mà đĩa mây hoàn lưu của bão đã kết hợp với rãnh áp thấp đi qua Bắc Trung Bộ nên hình thành một xoáy thấp hoạt động tại các tỉnh phía tây Bắc Bộ và gây mưa lớn suốt từ ngày 20/7 đến nay.
Hôm qua (21/7), vùng xoáy này đang có xu hướng dịch chuyển dần từ đất liền ra phía đông do bị “hút” bởi một cơn bão lớn có tên Ampil. Cơn bão này được hình thành ở ngay phía đông Philippines cách đây vài ngày, hiện đang di chuyển lên phía giữa Đài Loan và Nhật Bản, có thể đổ bộ vào phía đông Trung Quốc.
Do ảnh hưởng cùa hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, hôm nay, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió giật cấp 6-7; ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng bắc đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (22/7), ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh.
Khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động.
Đĩa mây hoàn lưu của bão số 3 kết hợp rãnh áp thấp đi qua Bắc Trung Bộ hình thành một xoáy thấp hoạt động gây mưa...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.