Hợp tác xã trầm hương Vạn Thắng đưa sản vật nổi tiếng đất Khánh Hòa vươn xa

Công Tâm Chủ nhật, ngày 23/04/2023 09:00 AM (GMT+7)
Kể từ sau thời gian dịch Covid, Hợp tác xã (HTX) trầm hương Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) đã có nhiều cách làm sáng tạo nên sản phẩm hiện nay đang tiếp tục vươn xa, tạo được độ tin cậy cho khách hàng.
Bình luận 0

Làng nghề truyền thống trầm hương

HTX Trầm hương Vạn Thắng, Vạn Ninh (Khánh Hòa) thành lập và phát triển trên cơ sở nên tảng từ tổ hội nghề nghiệp xoi trầm hương do hội Nông dân vận động thành lập năm 2018. Năm 2019,  HTX trầm hương Vạn Thắng chính thức ra đời và đi vào hoạt động với 7 thành viên. 

Hợp tác xã trầm hương Vạn Thắng tạo bước đột phá, mang sản phẩm chất lượng phục vụ khách - Ảnh 1.

Các công nhân đang làm nghề xoi trầm hương. Ảnh: Công Tâm

Xuất phát từ làng nghề truyền thống, HTX trầm hương được hưởng nhiều thế mạnh về đội ngũ chế tác trầm hương tinh xảo, các sản phẩm gắn với nhu cầu thị trường. Hợp tác xã được thành lập đã giải quyết nhu cầu việc làm cho hơn 50 lao động, trong đó 20 lao động chính làm việc xuyên suốt.

Hợp tác xã trầm hương Vạn Thắng tạo bước đột phá, mang sản phẩm chất lượng phục vụ khách - Ảnh 2.

Sản phẩm trầm hương Khánh Hòa đã được nhiều người biết đến. Ảnh: Công Tâm

Tuy nhiên, HTX đã gặp không ít khó khăn do giá cả đầu vào tăng, lực lượng thế hệ trẻ tham gia gắn bó với nghề ngày càng ít dần. Đặc biệt, bão dịch Covid-19 tràn đến khiến nhiều hộ dân nơi đây và các thành viên rơi vào cảnh lao đao, bởi sản phẩm làm ra không cung cấp được cho các khách hàng. 

Hướng đi mới của HTX trầm hương Vạn Thắng

Ông Trần Công Đức - Giám đốc Hợp tác xã Trầm hương xã Vạn Thắng cho biết, trước đây, các hộ làng nghề chủ yếu làm gia công sản phẩm nhỏ lẻ, đầu ra bấp bênh, thị trường tiêu thụ chậm do nhiều người chưa biết đến, từ đó thu nhập người lao động không cao. 

Hợp tác xã trầm hương Vạn Thắng tạo bước đột phá, mang sản phẩm chất lượng phục vụ khách - Ảnh 3.

HTX trầm hương Vạn Thắng đang trưng bày và cung cấp trên 10 sản phẩm cho khách hàng. Ảnh: Công Tâm

Để vượt qua những khó khăn, nhất là sau dịch Covid-19, các thành viên trong HTX trầm hương Vạn Thắng đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên làng nghề đã chế tác ra nhiều dòng sản phẩm rất tinh xảo và mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, các thành viên đa dạng hóa các sản phẩm, tập trung nâng cao chất lượng và đầu tư các máy móc làm nhang, vòng tay,...

Ông Đức chia sẻ bí quyết trong kinh doanh, toàn bộ tập thể HTX đã không ngừng cố gắng chuyển đổi khoa học, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào bán hàng như: Bán hàng qua các trang mạng Facebook, Zalo hoặc đưa sản phẩm lên các sàn thông tin điện tử. Chính cách làm này đã thay thế cho các làm truyền thống trước đây, giúp cho khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn. 

Hợp tác xã trầm hương Vạn Thắng tạo bước đột phá, mang sản phẩm chất lượng phục vụ khách - Ảnh 5.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã trao giấy công nhận làng nghề đạt tiêu chuẩn. Ảnh: Công Tâm

Ngoài ra, HTX đã thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, hộ nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đơn vị ký hợp đồng liên kết gia công với 5 hộ sản xuất trầm hương trên địa bàn với sản lượng mỗi hộ trung bình đạt từ 1  - 2 tấn cây dó bầu/ năm.

Hợp tác xã trầm hương Vạn Thắng tạo bước đột phá, mang sản phẩm chất lượng phục vụ khách - Ảnh 6.

Chị Thủy đang tạo ra những sản phẩm từ trầm. Ảnh: C.T

Với cách làm trên đã giúp việc kinh doanh Hợp tác xã ổn định và có mức tăng thu nhập tốt tại điểm trưng bày cũng như các đại lý trong và ngoài tỉnh trên cả nước.

Chị Lê Thị Thủy (ở thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) trước kia vốn là thợ làm tóc thu nhập bấp bênh, sau khi tìm tòi theo các thế hệ đi trước và người thân hướng dẫn chị đã biết làm và theo nghề kiếm thêm thu nhập. 

Video: Sản phẩm trầm hương Vạn Thắng của HTX Trầm hương Vạn Thắng, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Theo lãnh đạo UBND xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa), làng nghề trầm hương hình thành rất lâu rồi đến khoảng năm 2004 – 2005 các hộ mua bán nhộn nhịp trở lại. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng phải cần những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và nghề này đã được truyền lại qua nhiều năm.

Hợp tác xã trầm hương Vạn Thắng tạo bước đột phá, mang sản phẩm chất lượng phục vụ khách - Ảnh 8.

các công nhân đang kheo léo tạo trầm. Ảnh: PV

Ông Huỳnh Thông - Phó Chủ nhiệm HTX trầm hương Vạn Thắng cho biết, làng nghề hình thành từ lâu đời đã tạo công ăn việc làm cho cho người dân địa phương có thu nhập ổn định. Hiện tại HTX có 7 thành viên, lợi nhuận sau khi trừ chi phí khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng/thành viên.

Theo ông Thông, từ đầu 2023 đến nay, các du khách của các nước đến tham quan ở Khánh Hòa ngày càng tăng lên nên sản phẩm từ đây cũng bán được hơn. Đó là hiệu tin vui cho nghề làm trầm. 

Hợp tác xã trầm hương Vạn Thắng tạo bước đột phá, mang sản phẩm chất lượng phục vụ khách - Ảnh 9.

Các sản phẩm hiện nay ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Ảnh: PV

Ông Thông cho hay, để phát triển nghề trầm hương, tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ kinh phí khoảng 4 tỷ đồng để xây dựng nhà trưng bày, nhà chế tác. Tại đây, có trên 10 sản phẩm được làm từ trầm hương, sản phẩm trầm hương đã được công nhận đạt OCOP 3 sao. Trầm hương của đơn vị đã xuất khẩu cho nhiều thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và các nước Đông Nam Á.

HTX trầm hương Vạn Thắng, tỉnh Khánh Hòa là một trong 63 HTX của cả nước sẽ được biểu dương trong dịp diễn ra Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân sắp tới.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem