Iran đang trên bờ vực chiến tranh?

Thứ bảy, ngày 03/12/2011 06:48 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ngày 1.12, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn mới đối với Iran, bất chấp những cảnh báo rằng Mỹ đang gây xói mòn sự đoàn kết quốc tế về việc cô lập Tehran.
Bình luận 0

Cứng rắn

Với tỷ lệ phiếu thuận 100 %, các nghị sĩ đã thông qua biện pháp nhằm loại bỏ Ngân hàng Trung ương Iran ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Biện pháp này, do Thượng nghị sĩ Dân chủ Robert Menendez và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mark Kirk soạn thảo, kêu gọi phong tỏa tài sản của các định chế tài chính tại Mỹ có hoạt động kinh doanh với Ngân hàng Trung ương Iran, trong đó có các ngân hàng trung ương của nước ngoài thực hiện giao dịch với Iran để mua bán dầu mỏ hoặc các chế phẩm liên quan.

img
Bên trong một nhà máy làm giàu urani của Iran.

Thượng nghị sĩ Menendez tuyên bố: "Đây là cơ hội lớn để có được một công cụ ngoại giao hòa bình nhằm chấm dứt cuộc viễn chinh của Iran tới việc sở hữu vũ khí hạt nhân". Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Kirk cũng nhấn mạnh: "Việc sửa đổi này là đúng đắn và đúng thời điểm, qua đó gửi thông điệp mạnh mẽ tới một chế độ cực kỳ vô trách nhiệm".

Các quan chức Mỹ cảnh báo việc ngăn chặn Iran xuất khẩu dầu có thể đẩy giá dầu thô tăng mạnh. Để giải tỏa lo ngại này, hai Thượng nghị sĩ Mỹ khẳng định biện pháp trừng phạt nói trên sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp chính quyền của Tổng thống Obama chứng thực được rằng, có đủ nguồn dầu mỏ từ các nhà cung cấp khác nhằm tránh gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) ngày 1.12 đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hơn 180 công ty Iran. Ngoài ra, họ cũng nhất trí tiếp tục xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể nhằm vào ngành tài chính, vận tải và năng lượng của Iran.

Iran đang trên bờ vực chiến tranh?

Phân tích về tình hình Iran hiện nay, cựu Phó Thủ tướng Đức Joschka Fischer có bài viết trên tờ La Fiago nhận định, từ nhiều năm qua, Iran đã ủng hộ một chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa tầm xa với mong muốn sản xuất vũ khí hạt nhân, hay ít nhất đạt đến ngưỡng công nghệ nhằm thực hiện mục tiêu trên. Sự lựa chọn này có thể cho phép Iran tồn tại trong khuôn khổ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) mà họ đã ký kết.

Ý đồ của Iran đã rõ. Các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này có thể trở thành một gánh nặng tài chính phi lý bởi Iran không thực sự cần công nghệ làm giàu urani. Iran chỉ sở hữu một lò phản ứng hạt nhân dân sự, trong đó có các thanh nhiên liệu do Nga cung cấp. Công nghệ hiện nay mà Iran đang phát triển không thể được sử dụng cho mục đích quân sự.

Tuy nhiên, việc làm giàu urani - điều kiện cần thiết để phát triển vũ khí hạt nhân - là mục tiêu theo đuổi của nước này. Iran đang xây dựng một lò phản ứng nước nặng nhằm phục vụ nghiên cứu, song cũng cần thiết cho sản xuất một quả bom hạt nhân.

Cựu Tổng thống Đức nhận định, trong trường hợp xấu hơn, vũ khí hạt nhân có thể được dùng cho chính sách đối ngoại mang tính cách mạng của Iran trong khu vực.

Trên thực tế, Iran đã giấu đi những vấn đề chính yếu trong chương trình hạt nhân của họ và điều này hoàn toàn vi phạm NPT. Tehran đã chi hàng triệu USD để mua công nghệ làm giàu và kế hoạch sản xuất vũ khí hạt nhân của nhà khoa học hạt nhân đầy cơ hội người Pakistan A.Q.Khan. Iran đã tìm cách che đậy các giao dịch này cho đến khi vỏ bọc của họ bị Libya lật tẩy.

Ông Fischer nhận định, một nước Iran sở hữu vũ khí hạt nhân có thể sẽ làm thay đổi căn bản sự cân bằng chiến lược ở Trung Đông. Hơn nữa, một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân sẽ có nguy cơ đẩy khu vực này vào tình trạng bất ổn, đe dọa tính pháp lý của NPT với những hậu quả nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem