Bởi bà con quan niệm rằng, uống nước này tương lai sẽ không bao giờ đói khát và tránh được mọi tai họa ập đến. Sau khi trình lên bàn thờ tổ tiên, khai bữa cơm gia đình, mọi thành viên sẽ uống ngụm nước đó để tượng trưng cho bữa cơm bằng lúa mới thu hoạch.
Khi những bông lúa vụ mùa chuyển màu óng ả, khoe sắc trên nương, bà con dân bản Tày lại cùng nhau tổ chức bày tiệc làm lễ mừng được mùa lúa.
Theo phong tục của người Tày, vào khoảng thời điểm tháng Tám âm lịch, trời đất bắt đầu chuyển giao giữa tiết bạch lộ và thu phân. Đó cũng là lúc những bông lúa vụ mùa chuyển màu óng ả, khoe sắc trên nương, bà con dân bản lại cùng nhau tổ chức bày tiệc làm lễ mừng được mùa lúa mới để cúng giàng, cúng tổ tiên. Lễ cúng chính là lòng thành kính của con người đối với đất trời, gửi gắm ước nguyện no ấm vào tương lai...
Về nguồn gốc của lễ mừng lúa mới, theo người dân nơi đây kể lại: Thủa xưa có hai anh em trai nhà nghèo khó, cha mẹ lại già yếu. Người dân bản để có cái ăn, quanh năm họ chui rúc trong rừng sâu, bới đào rễ củ trong rừng về ăn. Cuộc sống của họ vẫn cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi cha mẹ hai chàng trai mất vì đói. Hai anh em nhà nọ cũng đã trưởng thành. Thấy dân làng quanh năm nghèo khổ, chẳng bao giờ đủ ăn. Họ quyết định đi xa tìm thứ khiến cuộc sống no đủ hơn chú không thể chết dần trong cảnh đói nghèo.
Sau hơn một năm thì họ trở về với bản làng. Họ hồ hởi cho biết đã được “người trời” cho một thứ ngũ cốc ngon hơn ngô mà “người trời” hay ăn. Đó là những hạt lúa. Những hạt lúa nảy mầm rồi ra bông, kết hạt. Người Tày từ ngày đó nhờ hạt lúa làm ấm bụng cũng chẳng còn lo đói nữa. Để ghi nhớ điều kỳ diệu này, mỗi năm bản làng người Tày đều chọn ngày Thìn trước mùa lúa gặt về bồ để tổ chức mừng lúa.
Lễ vật quan trọng không thể thiếu cho lễ cúng trong mâm cỗ người Tày là một bát nước đã được đun chung với ba bông lúa non được lấy về từ mảnh ruộng mầu mỡ nhất của gia đình. Tiếp đến, những món ăn đi kèm là canh mướp ngọt, ốc đồng, khoai sọ, cũng
với quan niệm cho rằng, về đời sau con cái được no ấm, hiếu thảo, thậm
chí là đuổi được tà ma.
Lễ vật dùng để chuẩn bị cho lễ cúng không thể thiếu một bát nước đã được đun chung với ba bông lúa non. (Ảnh: Internet)
Mâm cỗ cúng mừng lúa mới của người Tày ở Cao Bằng. (Ảnh: Internet)
Ngày này vui nhất có lẽ là đám trẻ con, bởi ai ai cũng được mặc quần áo mới, được làm những chiếc khèn bằng những cọng rơm, loa “khuếch đại” âm thanh bằng những bẹ măng, chúng thi nhau làm khèn để kêu to và vang xa nhất. Ngày tết này trong bản rất vui, nhà nào cũng rộn rã, không khi nào ngưng tiếng kèn.
Những chiếc khèn chỉ có giá trị duy nhất trong ngày này vì người địa phương quan niệm rằng thổi kèn sớm quá lũ chuột nghe thấy sẽ phá hoại mùa màng. Lúc này đây là thời điểm thích hợp để tấu lên những bản nhạc báo hiệu mùa màng đã tốt tươi, chuẩn bị tinh thần để thu hoạch, bước vào mùa vụ sản xuất mới.
Tết lúa mới được kéo dài đến tận buổi chiều muộn. Người già, trẻ chăn trâu ai cũng nô nức tìm lên rừng làm ồ lô rồi đuổi trâu về chuồng sớm để tranh thủ kịp bữa cơm mừng Lúa mới.
HP (Nguồn DTV) (HP (Nguồn DTV))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.