Củ ấu tẩu là loại củ mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó phải kể đến Hà Giang.
Củ ấu có hình dáng khá đặc biệt, lớp vỏ ngoài sần sùi, nhìn xa hơi giống với củ ấu. Hương vị có chút đắng đắng gần giống tam thất. Khi chạm vào, bạn dễ dàng cảm nhận được độ cứng của loại củ này.
Được biết, loại củ ấu tẩu này rất độc, có thể gây nguy hại cho tính mạng nếu dùng sai cách.
Tuy nhiên, nếu biết cách dùng thì nó lại mang đến vô vàn lợi ích. Tác dụng rõ rệt nhất là với xương khớp.
Theo một chủ quán cháo ấu tẩu lâu năm ở Hà Giang, quy trình sơ chế ấu tẩu rất cầu kỳ. Trước hết, người ta sẽ đem ngâm ấu tẩu trong nước vo gạo. Sau đó, đem ninh cho đến khi củ ấu tẩu bở tơi. Lúc này, bạn lấy chúng ra rồi tán nhuyễn.
Trút phần củ ấu tẩu đã sơ chế vào nồi, thêm gạo tẻ, vài hạt gạo nếp cùng chân giò heo, sau đó đem ninh nhừ khoảng 4 - 5 tiếng. Vì độc tính trong củ ấu tẩu rất cao, vì thế mỗi nồi cháo người ta chỉ dùng vài củ mà thôi.
Một mẹo nhỏ khi nấu cháo ấu tẩu mà người bản địa thường áp dụng là nếm thử một chút cháo. Nếu thấy đầu lưỡi không bị tê là độc dược đã hết. Lúc này, bạn có thể thoải mái thưởng thức mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bát cháo ấu tẩu nóng hổi được bê ra tỏa mùi hương ngào ngạt. Hạt gạo ninh lâu nên nhuyễn nhừ. Chân giò mềm béo ngậy tan ngay trên đầu lưỡi. Vị ấu tẩu nhâm nhẩm đắng như tam thất để lại vị ngọt ở hậu vị.
Thường người ta sẽ dùng thêm với hành lá, tía tô cùng trứng gà, thịt băm. Tất cả những “topping” này hòa quyện tạo nên một món cháo vừa ngon, bổ dưỡng, ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Cách nấu cháo ấu tẩu
Nguyên liệu:
- Ấu tẩu: 2 - 4 củ
- Gạo: 100g
- Chân giò lợn: 1 chiếc
- Thịt nạc xay: 150g
- Trứng gà ta: 1 - 2 quả
- Hành lá, tía tô thái nhỏ
- Gia vị: Bột canh, mì chính, muối…
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Củ ấu tẩu mua về, rửa sạch rồi ngâm trong nước vo gạo khoảng 1 đêm.
- Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Lưu ý, nên dùng muối chà xát thật kỹ trên bề mặt chân giò để khử sạch mùi hôi. Ngoài ra, trên chân cũng có rất nhiều lông nên bạn cần làm sạch để tránh ảnh hưởng tới chất lượng món ăn.
- Cho chân giò vào 1 chiếc nồi sạch, thêm vài hạt muối ăn rồi thêm nước ninh mềm.
- Cho ấu tẩu đã ngâm vào trong nồi, thêm nước rồi ninh nhừ khoảng 4-5 tiếng
- Ấu tẩu khi chín bạn vớt ra rồi dùng thìa tán thật nhuyễn.
Bước 3: Nấu cháo ấu tẩu
- Cho ấu tẩu đã được tán nhuyễn ninh cùng với gạo tẻ, nếu có thể hãy thêm vài hạt gạo nếp để nồi cháo thơm ngon.
- Hầm cháo ấu tẩu trong khoảng 5 tiếng thì nêm vào đây bột canh, mì chính sao cho vừa miệng.
Bước 4: Hoàn thành
- Nếm thử cháo nếu thấy đầu lưỡi không bị tê, cứng thì ấu tẩu đã hết độc tính, có thể múc cháo ra thưởng thức được rồi.
- Cho vào bát tô 1 chút hành lá cùng tía tô đã thái nhỏ. 1 lòng đỏ trứng gà rồi múc cháo nóng hổi lên trên. Thêm 1 - 2 thìa thịt băm, chân giò ninh nhừ rồi chan phần nước xương là hoàn thành.
Yêu cầu thành phẩm
Món cháo ấu tẩu nấu rất đơn giản nhưng cần có kỹ thuật. Nồi cháo ninh đủ giờ nên rất nhuyễn nhừ, ăn cực kỳ vừa miệng.
Khi ăn, bạn cảm nhận được vị hơi đắng đắng, bùi bùi, gạo thơm mềm nhuyễn mịn, chân giò béo mềm tan trên đầu lưỡi, hương thơm của loại rau gia vị nâng tầm chất lượng món ăn.
Cháo ấu tẩu thơm ngon, đặc sắc là thế nên hễ ai đã ăn 1 lần là nhớ mãi không quên. Sau khi ăn món cháo này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, đầu óc minh mẫn và sảng khoái hơn rất nhiều.
Một số lưu ý khi ăn cháo ấu tẩu
Vì loại củ này khá độc do đó bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không tự ý mua và sử dụng ấu tẩu nếu chưa thực sự biết cách sử dụng.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, các em nhỏ, người cao tuổi không nên ăn cháo ấu tẩu.
- Tránh ăn cháo ấu tẩu chung với lê, bởi đây là 2 nguyên liệu kỵ nhau.
- Cháo có vị cay cay, nhâm nhẩm đắng, vì thế mọi người nên lưu ý.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.