Theo ông Hưởng, so với tiêu và cây cà phê, mắc ca trồng dễ hơn rất nhiều. Từ khi trồng đến nay, vườn mắc ca của ông không hề có sâu bệnh và phát triển rất mạnh. Do được trồng xen trong tiêu và cà phê nên gần như ông cũng không cần phải chăm sóc cho cây mắc ca. “Không cần tưới nước, cây mắc ca vẫn sống tốt nhờ nguồn nước tưới cho cà phê và tiêu. Cũng nhờ việc trồng xen nên tôi cũng tốn rất ít chi phí phân bón cho cây mắc ca, nó chủ yếu sống nhờ nguồn dinh dưỡng bón cho các loại cây khác. Tuy vậy, tiêu và cà phê không hề bị ảnh hưởng gì bởi cây mắc ca”- ông Hưởng nói.
Theo ông Hưởng, so với tiêu và cây cà phê, mắc ca trồng dễ hơn rất nhiều.
Mặc dù được trồng trên vùng đất đồi dốc nhưng vườn mắc ca của ông Hưởng phát triển rất đồng đều, thân cây to, khỏe, một số cây đã có khá nhiều quả. Và mặc dù thời điểm này khí hậu tại đây rất nóng bức nhưng vườn mắc ca của ông Hưởng vẫn đang trổ hoa rất đẹp mắt. Ông Điểu Đắt (Bon Pu Răng 1, xã Quảng Trực, Tuy Đức) cũng đã trồng mắc ca từ năm 2012.
Đến nay, nhiều diện tích mắc ca của ông Đắt đã ra quả bói. “Hiệu quả thực sự của cây mắc ca vẫn phải chờ thêm một vài năm nữa nhưng ông loại cây này dễ trồng và rất phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng tại địa phương”- ông Đắt nhận định.
Cũng theo ông Đắt, so với việc trồng xen thì mắc ca trồng thuần phát triển nhanh hơn và cũng không tốn quá nhiều chi phí. “Trồng mắc ca giống như trồng rừng. Cây gần như không cần nước tưới, mỗi năm chỉ bón khoảng 2 đợt phân. Có thể nói loại cây này rất phù hợp với tập quán canh tác của người M’Nông chúng tôi”- ông Điểu Đắt cho biết.
Anh Trần Văn Tiến, cán bộ phòng NNPTNT Huyện Tuy Đức, người theo dõi sát sao các vườn trồng mắc ca trên địa bàn xã Quảng Trực nhận định: “Bước đầu có thể khẳng định cây mắc ca rất phù hợp với vùng đất này. Bà con đang tham gia trồng mắc ca đều có nhận định chung là loài cây này dễ chăm sóc, ít tốn kém. Hầu hết các diện tích mắc ca 4 tuổi trở lên đều đã ra hoa và cho quả bói”.
Duy Hậu (Trang Trại Việt)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.