|
Có nhiều cách đơn giản để biết chất lượng phân bón. |
Theo ông Trương Hợp Tác - Trưởng phòng sử dụng đất và phân bón, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), khi muCó nhiều cách đơn giản để biết chất lượng phân bón.a hàng, bà con cần yêu cầu đại lý bán phân kali thật, có hàm lượng K2O 60%. Sau đó xem bao bì có đúng là hàng nhập khẩu có hàm lượng oxit kali (K2O) tối thiểu 60%. Trường hợp đại lý muốn kiếm lợi cao đã tìm cách tái sử dụng bao bì thật của phân clorua kali (chứa nhiều kali nhất) nhưng ruột là các loại phân KNS, NKS... thì tốt nhất phải lấy hoá đơn hoặc giấy biên nhận. Nếu bà con muốn kiểm chứng ngay có phải phân thật không thì nên mang theo ly thủy tinh nhỏ có đựng ít nước sạch. Thả một nhúm chừng 3-5 gam sản phẩm vào ly nước, nếu thấy ly nước có màu đỏ hồng tức thời, toàn bộ phân chìm xuống và tan nhanh, vẩn đục thì đó là phân giả.
Phân sunphat kali (được sử dụng nhiều cho các loại cây có múi) cũng dễ bị trộn lẫn với bột đá vôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng. Cũng bằng ly nước và phương pháp thử như trên, nếu thấy phân tan hết trong nước, dung dịch có màu trong suốt thì đó là phân.
Có nhiều cách đơn giản để biết chất lượng phân bón. thật.
Phân biệt urê thật - giả: Urê hạt trong và hạt đục rất khó làm giả nhưng trên thị trường đã xuất hiện loại kém chất lượng bằng cách trộn phân SA và urê theo một tỷ lệ nhất định. “Nếu phân có lẫn SA thì hạt dạng tinh thể, nhiều góc cạnh. Hiện nay, chỉ có 2 nhà máy là Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ sản xuất urê, còn lại là hàng nhập khẩu. Sản phẩm urê của các cơ sở khác trong nước đều là hàng giả”, ông Tác cho biết. Đối với các loại phân chứa đạm và kali do một số công ty phối trộn phân SA và clorua kali cùng phụ gia như phẩm màu, bột sét đỏ... giá thành thường chỉ bằng khoảng 50% so với phân clorua kali thật. Loại này chỉ nên dùng để bón thúc đợt 1. Bà con nông dân cần tránh mua và dùng với mục đích bón kali ở giai đoạn thúc đòng để tránh những thiệt hại lớn về tiền bạc và mùa màng.
Hải Hân
Vui lòng nhập nội dung bình luận.