Một ngôi đền cổ ở xứ Nghệ hiện còn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng

Tập Thoả Thứ ba, ngày 12/09/2023 13:57 PM (GMT+7)
Đền cổ Hồng Sơn (còn gọi miếu Quan Phu Tử - Võ Miếu) tọa lạc tại phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, được xây dựng vào năm Minh Mệnh thứ 18, thờ Quan Vân Trường. Bởi thế, hàng năm có hàng vạn, người dân, du khách thập phương khắp mọi miền đổ về dâng hương, cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.
Bình luận 0

Clip: Đền Hồng Sơn, tọa lạc tại phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Đền cổ mang đặc trưng văn hoá nghệ thuật triều Nguyễn

Đền Hồng Sơn tọa lạc trên một khu đất cao, hướng ra sông Cửa Tiền thuộc phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đền Hồng Sơn có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, trong khuôn viên đền là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, bởi thế giữ được vẻ tĩnh mịch, linh thiêng.

Linh thiêng ngôi đền xứ Nghệ hiện còn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng - Ảnh 2.

Toàn cảnh đền Hồng Sơn, toạ lạc tại phường Hồng Sơn, TP. Vinh (tỉnh Nghệ An). Ảnh: PV

Đền Hồng Sơn nơi thờ Quan Vân Trường, một trong những vị tướng tài ba, trung nghĩa thời Tam Quốc, có công giúp Lưu Bị dựng nên đế nghiệp, lập ra nhà Thục. Sau khi ông qua đời, xuất phát từ tấm lòng ngưỡng mộ, tôn kính vị anh hùng dân tộc vĩ đại, nhân dân khắp nơi trong nước đều lập bàn thờ. Tại thành phố Vinh, nhân dân đã góp công, góp của để xây dựng nên một đền thờ vọng Trần Hưng Đạo thật đồ sộ với lối bố cục vững chắc nhưng thanh thoát.

Theo sách xưa ghi lại, ban đầu đền Hồng Sơn thờ vị tướng võ là Quan Vân Trường nên có tên miếu Quan Công (hay là Võ Miếu), cũng có lúc đền được gọi là đền Nhà Ông. Sau này, vì đền Nhà Ông thuộc phường Hồng Sơn nên đặt tên là đền Hồng Sơn.

Linh thiêng ngôi đền xứ Nghệ hiện còn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng - Ảnh 3.

Ban quản lý dâng hương tại đền Hồng Sơn, TP. Vinh, Nghệ An. Ảnh: PV

Đền Hồng Sơn với kiến trúc, điêu luyện của các nghệ nhân từ nội thất đến ngoại thất tạo nên một hình khối đa dạng, hài hòa. Hoạ tiết, hoa văn được đắp nổi, khắc chìm… phỏng theo mô tiếp triều Nguyễn.

Đền Hồng Sơn được xây dựng trên diện tích khoảng 6.500m2, vị trí tuyệt đẹp, phía Bắc giáp đại lộ Phan Đình Phùng và khu dân cư đông đúc; phía Nam giáp sông Vinh, bến Cửa Tiền và đường Hồng Sơn; phía Tây giáp khu vực chợ Vinh, người mua người bán đông đúc, nhộn nhịp.

Đến Hồng Sơn gồm ba hạng mục: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện, nhà Hậu hiền, tả vu, hữu vu, gác chuông, gác trống… Tại đền Hồng Sơn còn lưu giữ nhiều hệ thống cổ vật có giá trị như bia đá, tượng đá, chuông đồng, khánh đá, sắc phong, mũ vua, có giá trị lịch sử, kiến trúc đặc sắc.

Linh thiêng ngôi đền xứ Nghệ hiện còn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng - Ảnh 4.

Theo ông Hồ Cao Tiến – Phó Trưởng Ban quản lý đền Hồng Sơn, là ngôi đền duy nhất ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An thờ Hùng Vương. Hiện nay, đền vẫn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng tại cung trung điện để phục vụ nghiên cứu khoa học, sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa du lịch của tỉnh Nghệ An. Ảnh: PV

Đền Hồng Sơn kiến trúc cổ kính với 19 công trình gồm cả bảo tồn và xây dựng mới. Trong đó, tam quan, tạc môn, tháp, gác trống, gác chiêng, các tòa trung điện, thượng điện đã có từ thời Nguyễn. Còn những phần như: hạ điện, các lối hữu vu, tả vu, tả hiền, hữu hiền, sân giữa, bờ tường bao quanh mới được xây dựng sau này.

 Bố trí các công trình kiến trúc ở đền Hồng Sơn được tuân thủ theo sự đăng đối từng cặp một, nâng dần lên từ ngoài vào trong. Thượng điện là toà nhà cao nhất, tạo cho đền một quần thể kiến trúc vững chãi, trang nghiêm.

Linh thiêng ngôi đền xứ Nghệ hiện còn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng - Ảnh 5.

Năm 1998, Hạ điện rộng 274 m2, được trùng tu, lấy lại được phong cách kiến trúc của thời xưa. Cách đặt các hương án bài khám thờ sơn son thiếp vàng, đính các câu đối, các bức đại tự cùng trống, chiêng, gươm, giáo bằng gỗ, là nơi thờ vọng chào rước các vị thành thần đi vào trung và thượng điện. Hạ điện cũng dành khoảng không gian cho việc hành lễ, tế lễ trong những ngày lễ trọng.

Trung điện rộng 65 m2, nơi tập trung những đặc sắc nghệ thuật về kiến trúc, các rường bẫy uốn cong có xoi lồng những búp sen cùng chim, cá sống động. Các giao điểm giữa cột, xà bẫy có chạm trổ tứ linh xen với các cành lá, hoa trái trông khá hài hòa. Đồ thờ và các bức câu đối đại tự cũng được chọn lọc, trần thiết trưng bày kỹ lưỡng hơn.

Linh thiêng ngôi đền xứ Nghệ hiện còn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng - Ảnh 6.

Voi, trống và các hiện vật quý vẫn còn lưu giữ tại đền Hồng Sơn, TP. Vinh. Ảnh: PV

Thượng điện rộng 102m2, mái cao xếp 4 tầng, các góc đều uốn cong, đắp những rồng, phượng. Trên cao đặt tượng Ngọc hoàng Thượng Đế, tiếp là tượng, bài vị các tướng Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quốc Toản…

Hiện tại đền Hồng Sơn, bên trong các miếu điện, công trình kiến trúc cổ kính, mỹ lệ, còn lưu giữ được 383 hiện vật với chất liệu quý gồm nhiều loại hình phong phú, có giá trị nghệ thuật cao ở tỉnh Nghệ An.

 Đền cổ lưu giữ nhiều giá trị kiến trúc văn hoá, tinh thần

 Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, đền Hồng Sơn bị hư hỏng nhiều, về sau một số đền, chùa trong vùng đã tập trung về đây, hiện nay đền Hồng Sơn phối thờ nhiều nhân vật như Chư Phật, thờ Trần Hưng Đạo, Quốc tổ Vua Hùng, Tam toà Thánh Mẫu, Quan Hoàng Mười, Ngọc Hoàng thượng đế…

Linh thiêng ngôi đền xứ Nghệ hiện còn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng - Ảnh 7.

Đền cổ Hồng Sơn, có kiến trúc thời Nguyễn, duy nhất trên địa bàn TP Vinh thờ Hùng Vương. Ảnh: PV

Dẫu sao đền Hồng Sơn vẫn còn nguyên vẹn, là di tích văn hoá vật thể duy nhất còn lại ở thành phố Vinh, vật chứng lịch sử vông cùng quý giá cho đến ngày hôm nay. Đền Hồng Sơn vẫn tồn, giữ được dáng vẻ kiến trúc cổ thời Nguyễn, hội tụ các giá trị văn hoá, các yếu tố tâm linh, giúp nhân dân, thế hệ trẻ tìm hiểu, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

 Mỗi năm đền Hồng Sơn có 3 kỳ lễ lớn gồm: Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), giỗ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (20/8 âm lịch) và giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (03/3 âm lịch)…

Linh thiêng ngôi đền xứ Nghệ hiện còn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng - Ảnh 8.

Ngày mùng 1, ngày rằm, lễ, Tết hàng năm rất đông du khách thập phương đến đền Hồng Sơn, TP. Vinh, Nghệ An để dâng hương, cầu nguyện. Ảnh; PV

Đền Hồng Sơn ngoài 3 kỳ lễ lớn, hàng năm đón hàng vạn du khách thập phương trong nước và quốc tế, đầu xuân năm mới, đền còn là nơi hội tục cho những người yêu thơ, văn, viết thư pháp, bình thờ, các buổi văn hoá, văn nghệ… Đặc biệt, ngày sóc, vọng đền cũng là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh lành mạnh

Đền Hồng Sơn được công nhận là Di tích kiến trúc cấp Quốc gia tại quyết định số 114-VH/QĐ ngày 30/8/1984.

Linh thiêng ngôi đền xứ Nghệ hiện còn lưu giữ bài vị 18 đời vua Hùng - Ảnh 9.

Hiện vật mũ vua vẫn còn được lưu giữ tại đền Hồng Sơn, TP. Vinh, Nghệ An. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hồ Cao Tiến – Phó Trưởng Ban quản lý đền Hồng Sơn, cho biết: "Đền Hồng Sơn là một di tích lịch Quốc gia, đây thường gọi là Võ Miếu, thờ Quan Vân Trường. Trước đây, là một làng người Hoa, sinh sống ở khu vực này. Đền Hồng Sơn được xây dựng năm 1831, hoàn thành năm 1837, trải qua nhiều sự biến thiên lịch sử đền bị hư hỏng rất nhiều, sau đó được Nhà nước cùng với nhân dân tôn tạo, đến nay đền trở nên sạch đẹp, khang trang hơn".

"Vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng người dân đổ về đền Hồng Sơn dâng hương rất đông. Đặc biệt, ngày lễ, Tết người khắp mọi miền đất nước về đền Hồng Sơn dâng hương, cầu xin sự yên lành và làm ăn may mắn trong cuộc sống", ông Hồ Cao Tiến – Phó Trưởng Ban quản lý đền Hồng Sơn, cho biết thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem