Mỹ lựa chọn Úc để phát triển máy bay siêu thanh

Hồng Ngọc (Defense News) Thứ tư, ngày 22/03/2023 12:30 PM (GMT+7)
Mới đây Bộ Quốc phòng Mỹ đã lựa chọn Hypersonix Launch Systems, một công ty hàng không vũ trụ của Úc, nhằm phát triển một loại máy bay tốc độ cao có thể thử nghiệm các công nghệ siêu thanh.
Bình luận 0
Mỹ lựa chọn Úc để phát triển máy bay siêu thanh - Ảnh 1.

Bản vẽ của một nghệ sĩ về Dart AE, một máy bay thử nghiệm tốc độ cao được chế tạo bởi công ty Hypersonix, Úc. (Nguồn: Hypersonix)

Máy bay trên sẽ được sử dụng cho chương trình Thử nghiệm khả năng siêu thanh và nhịp độ cao (HyCAT) của Đơn vị Đổi mới Quốc phòng Mỹ (DIU) . Tổ chức này đang hợp tác với Trung tâm quản lý tài nguyên thử nghiệm của Bộ Quốc phòng Mỹ và giám đốc bộ phận siêu thanh để giúp giảm bớt gánh nặng cho cơ sở hạ tầng thử nghiệm của chính phủ.

“Các công ty thương mại đang hướng tới các phương tiện thử nghiệm có thể tái sử dụng với chi phí thấp,” theo Thiếu tá Ryan Weed, giám đốc chương trình trong danh mục không gian của DIU. “Dự án HyCAT đại diện cho sự thay đổi trong việc coi lĩnh vực siêu thanh không chỉ giới hạn ở tên lửa và vũ khí, mà còn dành cho cả máy bay”

Quân đội Mỹ đang dự kiến thực hiện khoảng 70 chương trình nhằm phát triển máy bay và vũ khí có thể di chuyển ở tốc độ siêu thanh hoặc nhanh hơn Mach 5. Với những hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhiều chương trình chỉ có thể tiến hành một vài thử nghiệm mỗi năm. Hiện Mỹ có kế hoạch gia tăng tần suất thử nghiệm để thực hiện ít nhất một cuộc thử nghiệm mỗi tuần, với HyCAT là một phần của chiến lược.

DART AE, máy bay do Hypersonix phát triển, sẽ thử nghiệm các nền tảng, bộ phận, cảm biến, hệ thống liên lạc và điều khiển tốc độ cao. Theo Hypersonics, DART AE được trang bị động cơ phản lực scramjet chạy bằng nhiên liệu hydro và có thể bay với tốc độ lên tới Mach 7. Máy bay dự kiến sẽ bay lần đầu vào đầu năm 2024 và việc thử nghiệm HyCAT dự kiến sẽ bắt đầu trong khoảng 12-18 tháng tới.

DIU đã công bố một dự án HyCAT thứ hai trong tuần này với Fenix Space có trụ sở tại California. Công ty xây dựng một hệ thống phóng có thể tái sử dụng với kỳ vọng sẽ “cải thiện hiệu quả và khả năng chi trả của các chuyến bay thử nghiệm nhịp độ cao”. Cả DIU và Fenix đều không cung cấp chi tiết về giá trị của hợp đồng.

DIU cho biết: “Dữ liệu và phân tích thu được từ các cuộc thử nghiệm nguyên mẫu này sẽ đẩy nhanh quá trình đánh giá các khái niệm, công nghệ và nhiệm vụ của hệ thống vũ khí tiềm năng”.

Cùng với dự án HyCAT đầu tiên, cơ quan này cho biết sẽ ký thêm nhiều hợp đồng trong những tháng tới để mua các vật liệu tiên tiến nhằm hỗ trợ các thử nghiệm nguyên mẫu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem