Dù nhan sắc không sánh được với Điêu Thuyền, Tiểu Kiều hay nàng Chân Lạc, nhưng Tôn Thượng Hương vẫn được ví là một trong mười giai nhân thời Tam Quốc. Tôn Thượng Hương đẹp ở một góc nhìn khác, góc nhìn của một phụ nữ sinh ra trong thời chiến biết cầm giáo, luyện võ và sẵn sàng ra trận bảo vệ đất nước. Nàng được ví như một tráng sĩ, một cảm tử quân bất chấp hiểm nguy. Mang phận nữ nhi nhưng nàng mạnh mẽ chẳng khác nào nam tử, suốt ngày thích cưỡi ngựa bắn cung, tập luyện binh đao võ nghệ. Thêm vào đó, tính tình hào sảng, cương trực thẳng thắn, Tôn Thượng Hương khiến người khác vô cùng sảng khoái và không thể không xem trọng.
Tôn Thượng Hương được 20 tuổi thì cục diện Tam Quốc rối ren. Để giữ hòa khí giữa Thục và Ngô, nàng được mang gả cho Lưu Bị. Đây lại là một cuộc hôn nhân chính trị thuần túy nên đối với người cá tính rõ rệt như Tôn Thượng Hương thật có chút khó chấp nhận. Đối diện với anh trai là Tôn Quyền luôn đặt lợi ích quốc gia, gia tộc lên hàng đầu, Tôn Thượng Hương dù biết mình là con cờ chính trị nhưng do lo nghĩ cho đại cuộc nên đành gật đầu ưng thuận về làm vợ Lưu Bị.
Vốn tính tình mạnh mẽ lại ngang ngược ngổ ngáo, đêm tân hôn, Tôn Thượng Hương “lận” trong mình binh đao vũ khí để “thử” chồng. Lưu Bị vừa vào liền bị nàng xuất đao nhào tới đâm cuồng. Vốn từng trải qua binh loạn lửa lạc, tiếng binh khí có thể khiến người hoảng sợ nhưng không dọa được Lưu Bị. Trước thái độ mạnh mẽ của chồng, Tôn Thượng Hương đã phần nào nể phục. Ngược lại, đã biết quá rõ tính khí của cô công chúa ngang ngạnh, Lưu Bị cũng lấy đó làm bình thường.
Vốn tính tình mạnh mẽ lại ngang ngược ngổ ngáo, đêm tân hôn, Tôn Thượng Hương “lận” trong mình binh đao vũ khí để “thử” chồng. (ảnh minh họa)
Thời gian đầu về làm người nước Thục, nội tâm Tôn Thượng Hương vô cùng mâu thuẫn. Nàng bị giằng xé một bên là anh trai một bên là chồng, một bên là nước Ngô, một bên là đất Thục. Nghiêng bên nào cũng thấy khó, giúp bên nào cũng có lỗi. Đứng giữa mưu toan của Tôn Quyền, một bên là nghĩa vợ chồng nên thái cực tình cảm của nàng cũng sáng nắng chiều mưa. Tình cảm nàng dành cho Lưu Bị nếu lúc đầu là thù ghét lãnh đạm thì dần dần “mưa dầm thấm lâu”, biến thành nghĩa phu thê đồng cam cộng khổ.
Hai năm sau, quan hệ Thục - Ngô không tiến chỉ có lùi, căng thẳng tột cùng, chiến tranh giết chốc manh nha. Đứng giữa ngã ba đường, ở lại cũng khó, vì dễ mang tiếng “gián điệp chiến tranh”, người ra tiếng vào, khó xử cho Lưu Bị. Mặc khác, Tôn Thượng Hương biết không thể từ bỏ quê cha đất tổ, gạt bỏ gánh nặng gia tộc quay lưng lại với mẹ và anh nên nghe theo lời mẹ, nàng trở về cố quốc.
Thất bại tại trận Di Lăng, Lưu Bị ôm mối hận chính trị, bệnh nặng rồi qua đời ở tuổi 63. Lúc này Tôn Thượng Hương vẫn ở tại Ngô quốc, nhận tin Lưu đế qua đời, không ai thấy nàng rơi lệ. Dẫu vậy, dù không có tình nhưng còn nghĩa, một ngày làm chồng cũng là đạo phu thê, chỉ tiếc sinh ra là hai kẻ thù địch, tình không trọn, đạo không không thể không tuân, Tôn Thượng Hương vì thế cũng trầm mình xuống sông theo Lưu Bị về cõi bên kia.
Cũng có sử sách cho rằng nàng không chết theo Lưu Bị mà cứ sống vậy đến già tại quê nhà. Nhưng với một người cương trực, trọng nghĩa khí như Tôn Thượng Hương, người ta tin rằng nàng sẽ chọn cái chết để trọn nghĩa vẹn tình.
Nguyễn Nguyễn (Khám Phá)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.