Nghề làm men lá từ cây dược liệu quý tạo việc làm, thu nhập quanh năm cho nông dân xã này ở Hà Giang

Mùa Xuân - Hoa Mai Thứ ba, ngày 22/11/2022 05:15 AM (GMT+7)
Men lá của đồng bào dân tộc Tày xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ được làm từ những cây dược liệu quý trên rừng. Nghề làm men lá đã tạo nhiều việc làm, thu nhập quanh năm cho người dân địa phương.
Bình luận 0


Clip: Quy trình sản xuất men lá của đồng bào dân tộc Tày (Hà Giang).

Men lá - nét văn hóa ẩm thực độc đáo

Để có được những chiếc bánh men thơm, nấu rượu ngon và đặc biệt là không bị đau đầu, những người phụ nữ ở Xuân Giang phải lên rừng sâu, thác nước tìm lấy những tinh hoa của núi rừng, đây là những cây dược liệu quý được mang về để làm men lá.

Đến thăm xưởng sản xuất men lá của Tổ liên kết phụ nữ thôn Trung, xã Xuân Giang, chúng tôi có dịp được theo chân chị em phụ nữ lên rừng hái lá và tận mắt chứng kiến quy trình làm ra những chiếc bánh men lá cực công phu và độc đáo.  

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 1.

Trước đây làm men lá chỉ phục vụ gia đình và một số hộ trong thôn. Nay đã trở thành một sản phẩm đặc trưng của địa phương có giá trị kinh tế cao, mang lại nhiều thu nhập cho một số phụ nữ ở thôn Trung. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 2.

Để làm nên chiếc bánh men thương hiệu hơn 10 năm qua, bà Hoàng Thị Vui, dân tộc Tày, 63 tuổi cùng chị em men theo những cánh rừng để tìm kiếm đủ 26 loài dược liệu về làm men như: Bột gạo nếp và tẻ, giềng, thảo quả, thiên nhiên kiện, lá quế, nhân trần,… Và một số cây theo tiếng Tày gọi là: Liêng ẩm, cam thảo, Mằn hán vạc,... Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 3.

Men lá là quả men dùng để nấu rượu. Men lá được làm từ nhiều loại lá, rễ, cây dược liệu quí hiếm. Ảnh: Mai Hoa.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 4.

Các loại dược liệu được rửa sạch ráo nước để thái lát rồi nghiền mang đi ngâm nước lọc lấy tinh chất dược liệu. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 5.

Hiện nay, đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Hà Giang vẫn thường xuyên duy trì việc nấu rượu bằng men lá để phục vụ khi gia đình có việc như cưới hỏi, xây dựng nhà, ngâm rượu thuốc... Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 6.

Bằng đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ sẽ trộn đều tinh chất nước dược liệu với bột gạo. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 7.

Sau khi bột được nhào quện với nước dược liệu, sẽ được nặn thành những chiếc bánh men giống như chiếc bánh giày trắng tinh khôi. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 8.

Bà Hoàng Thị Mến, Tổ trưởng Tổ liên kết phụ nữ thôn Trung sản xuất men lá Xuân Giang, chia sẻ: Gia đình tôi làm nghề men lá hơn 10 năm qua, thấy nghề này khá vất vả bởi vì nguyên vật liệu không dễ tìm, làm nghề này phải đòi hỏi ở người làm sự tỷ mỷ mới ra được sản phẩm ngon, chất lượng, khi uống không bị đau đầu. Tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định, nên từ năm 2016 hội chị em trong gia đình tại thôn Trung thành lập Tổ liên kết sản xuất men lá gồm 7 thành viên, thường có 2-3 thành viên làm thường xuyên, còn những thành viên còn lại hỗ trợ tổ theo thời vụ và được trả công hơn 200 nghìn/ngày. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 9.

Những chiếc bánh men sẽ được tẩm thêm lớp bột gia truyền và ủ chờ lên men. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 10.

Sau khi lên men, những chiếc bánh men sẽ được mang sang sấy bếp than củi trong thời gian 10 ngày mới thành phẩm men lá để nấu rượu. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 11.

Men sấy đủ ngày đủ lửa có màu vàng đậm, thơm chút khói bếp và hương dược liệu đậm đà. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 12.

Sau khi men thành phẩm sẽ được đóng gói hút chân không để mang ra thị trường. Thị trường tiêu thụ men lá Xuân Giang đi đến Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai,… Trung bình một tháng tổ liên kết tiêu thụ hơn 4.000 chiếc bánh men, với giá bán 6.000 đồng/cái bánh, thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 13.

Nhằm bảo tồn và phát huy nghề mà các cụ để lại, ngoài gửi cho những đầu mối tiêu thụ lớn, bà Mến vẫn thường xuyên gánh những chiếc bánh men của mình mang ra chợ phiên bán và mang dần những cây dược liệu quý hiếm về trồng trong vườn của gia đình. Ảnh: Hoa Mai.

Men lá - Tinh hoa của núi rừng vùng cao Hà Giang - Ảnh 14.

Tại chợ phiên Xuân Giang vào chủ nhật hàng tuần, mỗi phiên bà Mến cũng bán được hơn 300 chiếc bánh men lá. Ảnh: Hoa Mai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem