Những cựu phi công Việt-Mỹ từng đối đầu sinh tử trên bầu trời miền Bắc Việt Nam suốt những năm tháng chiến tranh vừa có dịp gặp mặt tại San Diego, Mỹ từ 21-24.9.2017. Những đối thủ một mất một còn ngày nào, giờ nắm tay nhau ôn lại chuyện xưa. Dù mái đầu đã bạc, dáng đi đã còng, các cựu phi công lừng danh của Việt Nam vẫn thư thả bên những đồng nghiệp Mỹ nay đã lên chức ông. Họ đang góp phần vào công cuộc gác lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho 2 nước, 2 dân tộc.
Dù mái đầu đã bạc, dáng đi đã còng, các cựu phi công lừng danh của Việt Nam vẫn thư thả bên những đồng nghiệp Mỹ nay đã lên chức ông. Ảnh: Vũ Văn Anh
Ban đầu, số lượng những vụ không kích đánh trúng mục tiêu rất thấp, do tâm lý là ném hết bom, phóng hết đạn nhiều hơn đánh trúng mục tiêu. Các phi công Mỹ đã tránh được nguy cơ rơi vào lưới lửa phòng không của các hệ thống pháo phòng không đa cỡ nòng dày đặc, kíp lái hầu hết không hạ thấp độ cao vào vùng nguy hiểm.
Máy bay Mỹ rải thảm bom xuống miền Bắc Việt Nam.
Phương thức bảo vệ mục tiêu của không quân Việt Nam khá cổ điển: đánh chặn trước khi máy bay đối phương bay đến mục tiêu cần bảo vệ.
Các phi công Việt Nam lái MiG-17 đã thực hiện một chiến thuật rất hiệu quả:
Bay ở độ cao thấp và gần với mục tiêu cần bảo vệ, ngụy trang bằng địa hình trên mặt đất, MiG 17 chờ đợi đội hình máy bay cường kích ném bom của không quân Mỹ.
Khi phát hiện mục tiêu, cặp đôi MiG 17 bay ra khỏi địa điểm phục kích và đánh cận chiến. Sử dụng ưu thế hơn một chút về tốc độ ở độ cao thấp (200/300 km/h với độ cao 3.000m), cơ động trong đội hình những máy bay cường kích ném bom đang mang nặng vũ khí dưới cánh, MiG 17 bắn thẳng vào đối phương ở khoảng cách gần.
Phi công miền Bắc Việt Nam chuẩn bị cất cánh với máy bay MiG-17.
Sử dụng chiến thuật này, ngày 4.4.1965, bốn chiếc máy bay MiG-17 chống lại 8 chiếc F-105D gần vùng trời Thanh Hóa, đại úy phi công Trần Hanh bay số 1 với phi công bay số 2 đã bắn hạ 2 chiếc F-105D Thần Sấm do đại úy phi công James Megnesson và thiếu tá Frank Bennet điều khiển. Đây là 2 chiếc đầu tiên trong số 350 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.
5 ngày sau đó, không quân Mỹ giành được một chiến thắng với cái giá khá đắt: Ngày 9.4.1965, lúc 8h40 phút máy bay F-4B Phantom II số hiệu 151403, kíp lái Trung úy T. Murphy và Robert Fagan từ phi đoàn bay tiêm kích số VF-96 từ tàu sân bay USS Ranger CV-61, tham chiến cùng với 4 chiếc máy bay MiG 17. Tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow đã bắn trúng 1 máy bay MiG 17.
Bản thân chiếc F4 Phantom II cũng rơi vào hỏa lực súng máy của MiG, bốc cháy và rơi xuống biển, kíp lái mất tích.
Ngày 3.5.1965, Trung úy phi công Phạm Ngọc Lan trên MIG 17F bắn cháy 1 chiếc A-4 Skyhawk.
Các phi công Trần Hanh (phải) và Phạm Ngọc Lan kiểm tra phim xạ kích sau trận đánh ngày 4.4.1965
Ngày 20.6.1965, vào lúc 18 giờ 25 phút , 2 máy bay MIG 17F tấn công 4 chiếc máy bay cường kích hải quân А-1Н Skyraider, động cơ pittong cánh quạt của không đoàn cường kích VA-25 cất cánh từ tàu sân bay Midway.
Một chiếc MiG 17 khi cơ động không thành công đã rơi vào hỏa lực của súng 20 mm của 2 chiếc A-1H (Phi công C. Hartman và K. Johnson).
Trong toàn bộ giai đoạn đầu tính từ tháng 2 đến tháng 6.1965, theo thông số của Mỹ, Không quân Việt Nam mất 4 chiếc MiG-17 ( 3 trong số đó bị bắn rơi bởi F-4B), Mỹ mất 5 máy bay F-105D, 2 máy bay cường kích và 1 F-4.
Nhờ sự viện trợ tích cực ngày một tăng cường của Liên bang Xô Viết và Trung Quốc, hệ thống phòng không của Miền Bắc Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tháng 7.1965, một hệ thống vũ khí mới xuất hiện, làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến trường. Đó là hệ thống tên lửa phòng không S-75.
Ngày 24.7.1965, tiểu đoàn tên lửa có sự tham gia của cố vấn quân sự Thiếu tá F.Ilinux và cố vấn kíp trắc thủ Việt Nam Thượng úy V. Konstantinov, phóng đạn tiêu diệt 3 máy bay tiêm kích – ném bom F-4C cách Hà Nội 30 – 40 km về phía Đông Nam. Máy bay bay với tải trọng vũ khí đầy đủ dưới cánh trong đội hình hành tiến.
Người Mỹ thừa nhận bị rơi 1 chiếc F-4, hai chiếc bị hư hỏng nặng. Sau 3 ngày, 6 chiếc F-105 liên tục ném bom vào khẩu đội tên lửa, chưa rõ tổn thất.
Đến ngày 27.10, không quân Mỹ đã đánh trúng 8 khẩu đội tên lửa S-75 của bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam. Đồng thời không lực Mỹ cũng chịu nhiều tổn thất. Theo thông số Mỹ cung cấp là 3 F-105 Thunderchief, 2 F-8 Crusaider, 2 F-4 Phantom II và 1 А-4 Skyhawk.
Rất nhiều máy bay khác bị thương tổn nặng nề. Theo thông số do Việt Nam cung cấp, trong giai đoạn này bộ đội tên lửa đã bắn rơi hơn 30 máy bay tiêm kích-ném bom.
PV (Khám Phá)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.