Ông chủ vừa xin lập hãng hàng không nghìn tỷ đứng nhì danh sách nợ thuế

Phương Linh Thứ ba, ngày 29/10/2019 14:43 PM (GMT+7)
Cục Thuế Thành phố Hà Nội mới đây công khai danh sách 608 doanh nghiệp nợ thuế tháng 10 tiền thuế phí, các khoản liên quan đến đất, tiền phạt và tiền chậm nộp.
Bình luận 0

Danh sách công khai lần đầu gồm 543 đơn vị nợ 469 tỷ đồng thuế, phí, các khoản liên quan đến đất, tiền phạt và tiền chậm nộp. Trong đó, 515 doanh nghiệp nợ 199,7 tỷ đồng thuế, phí, tiền phạt, tiền chậm nộp.

Công ty CP kim loại màu Bắc Hà, địa chỉ số 36, ngõ 61, phố Lạc Trung, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, đứng đầu danh sách với số nợ hơn 68 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, cái tên đáng chú ý là Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh, địa chỉ tầng 12, số 70 - 72, Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm với số nợ 29 tỷ đồng, đứng thứ hai danh sách nợ thuế, phí. Đơn vị này mới đây đã cùng 2 cá nhân khác đứng ra xin lập hãng hàng không 1.000 tỷ đồng với tên gọi Cánh Diều (Kites Air).

Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh được thành lập vào tháng 10/2008, hiện đang là nhà cung cấp dịch vụ du lịch và khách sạn lớn nhất nhì trong nước do ông Trần Trọng Kiên làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

img

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Du lịch Thiên Minh.

Tháng 12/2015, Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh thông báo thay đổi vốn điều lệ từ 638,372 tỷ đồng lên 1.150 tỷ đồng.

Tháng 6 vừa qua, Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh và 2 cá nhân khác là ông Trần Trọng Kiên và bà Trần Hằng Thuông đứng ra thành lập Công ty Cổ phần Hàng không Thiên Minh với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trụ sở chính tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Theo đăng ký kinh doanh, ông Trần Trọng Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm tổng giám đốc.

Tháng 8/2019, Công ty Cổ phần Hàng không Thiên Minh đã gửi hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, đề xuất thành lập hãng hàng không Cánh Diều (Kites Air).

Ngày 2/10, Cục Hàng không Việt Nam đã có báo cáo Bộ Giao thông về chủ trương đầu tư dự án thành lập hãng hàng không Cánh Diều. Cục Hàng không lưu ý dự kiến trong 3 năm đầu khai thác, dự án sẽ lỗ lũy kế hơn 350 tỷ đồng. 

Như vậy, vốn tối thiểu của Công ty Thiên Minh không đáp ứng quy định về vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế và nội địa với đội bay đến 30 chiếc là 1.000 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định 92.

Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Thiên Minh khai thác đội tàu bay vào năm 2025 từ 20-25 chiếc thay vì 30 chiếc như dự kiến. Kiến nghị trên được Cục đánh giá trên cơ sở quy hoạch số lượng tàu bay theo nhu cầu của thị trường nêu tại Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2025, tổng vận chuyển của các Hãng hàng không Việt Nam đạt khoảng 96 triệu khách với số tàu bay tương ứng của các hãng hàng không Việt Nam là khoảng 384 tàu bay.

Do vậy, với kế hoạch phát triển đội tàu bay của các Hãng hàng không hiện hữu và các hãng hàng không mới, bao gồm đội tàu bay của Hãng Cánh Diều, thì tổng số tàu bay sẽ vượt quá nhu cầu nêu trên.

Ngoài ra, việc điều chỉnh quy mô đội tàu bay của Công ty CP Hàng không Thiên Minh còn được xét dựa trên tính hiệu quả của đội tàu bay 15 chiếc ATR-72 và năng lực, nguồn lực để khai thác đội tàu bay với quy mô 30 chiếc.

Ông chủ doanh nghiệp vừa xin lập hãng hàng không giàu cỡ nào?

Sau Vinpearl Air và Vietravel Airlines, Công ty Thiên Minh là đơn vị tiếp theo xin phê duyệt thành lập hãng hàng không với tên gọi...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem