Ghi nhận của chúng tôi tại huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), huyện đầu tiên phát hiện dịch tả lợn châu Phi vào ngày 13/6 vừa qua.
Nơi đây, đàn lợn hơn 100 con của hộ ông Đinh Minh Chính (trú thôn Ba Nương, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) bỏ ăn, li bì kết quả xé nghiệm mẫu cho dương tính với dịch tả lợn châu Phi. UBND huyện Minh Hóa cùng Chi cục chăn nuôi và thú y đã tiêu hủy 50 con trong đàn lợn.
Chốt kiểm dịch động vật đóng trên địa bàn xã Đức Hóa (huyện Tuyên Hóa) luôn có người trực cả ngày lẫn đêm.
Tại xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, là hộ gia đình có lợn bị dịch tả lợn châu Phi, ông Đinh Thái Bình (thôn 4, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) bần thần nói: “Trước đây, đàn lợn rừng lai của gia đình tôi chỉ ăn thức ăn trong vườn. Sau khi phát hiện dịch tả lợn châu Phi, tôi chấp hành tiêu hủy, mất trắng 50 triệu đồng”.
Ông Đinh Thái Bình đứng trước chuồng lợn rừng lai trống trơn.
Ông Võ Xuân Trường - Chủ tịch UBND xã Đức Hóa cho biết. “Sau khi UBND huyện Tuyên Hóa công bố dịch tả lợn châu Phi, xã đã nhanh chóng tổ chức triển khai kịch bản ứng phó với dịch theo đúng quy định. Đồng thời, cấm tiêu thụ thịt lợn trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố dịch tả lợn châu Phi”.
Tại huyện Lệ Thủy, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) khiến 1 con lợn sinh sản, 4 con lợn chuẩn bị sinh sản, 39 con lợn thịt, 6 con lợn con bị mắc bệnh.
“UBND tỉnh Quảng Bình đã ra công văn chỉ đạo. Sở đã thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngăn chặn không để dịch phát sinh và lây lan diện rộng” - ông Phan Văn Khoa - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.