Săn lùng "con mồi" trong không chiến không còn là việc của máy bay
Săn lùng "con mồi" trong không chiến không còn là việc của máy bay
Trương Thị Lê Xuân (DefenseNews)
Thứ tư, ngày 08/03/2023 10:26 AM (GMT+7)
Các cố vấn khoa học của Lực lượng Không quân Mỹ đang xem xét những phương án sử dụng vệ tinh để theo dõi các mục tiêu di chuyển trên mặt đất và trên không - một nhiệm vụ thường được máy bay thực hiện.
Theo một phác thảo nghiên cứu được công bố gần đây, ban cố vấn khoa học của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) được giao nhiệm vụ đánh giá tính khả thi của việc sử dụng cả máy bay và vệ tinh trong quỹ đạo tầm thấp của trái đất (cách bề mặt trái đất khoảng 2.000km) để theo dõi các mục tiêu đang di chuyển.
Có nhiều lo ngại cho rằng rằng máy bay được trang bị radar mà lực lượng này sử dụng để làm nhiệm vụ này không phù hợp trong vùng đang có tranh chấp. Trong vài năm trở lại đây, USAF đã làm việc với Quân chủng Vũ trụ để hiểu rõ hơn về cách các vệ tinh thực hiện sứ mệnh đó. Cựu Tư lệnh của Lực lượng Tác chiến Không gian, Tướng Jay Raymond cho biết ông dự kiến nguồn tài trợ cho việc phát triển kế hoạch này sẽ bắt đầu vào năm 2024.
Bản phác thảo nêu rõ rằng các sáng kiến thương mại và công nghệ tân tiến đang được áp dụng nhằm giảm chi phí trong quá trình sử dụng vệ tinh. Đối với nghiên cứu này, ban cố vấn sẽ xem xét những yêu cầu cần thiết đối với tính năng chỉ điểm mục tiêu di động (MTI) trong tương lai, cũng như những rủi ro và thách thức liên quan đến việc sử dụng vệ tinh và radar trong không gian để thực hiện nhiệm vụ cùng với máy bay. Nghiên cứu cũng sẽ đề xuất các chiến lược tài trợ ngắn hạn và dài hạn cho những hệ thống máy móc này.
Cùng với việc đánh giá MTI, ban cố vấn khoa học đang theo đuổi ba nghiên cứu khác từ năm 2021. Những nghiên cứu này sẽ khám phá các khái niệm liên quan đến di chuyển hàng không tiên tiến (AAM), các phương pháp thử nghiệm vận hành và phát triển, cũng như khả năng phục hồi hoạt động hàng không. Ban cố vấn sẽ thông báo tóm tắt kết quả nghiên cứu cho Bộ trưởng Không quân Frank Kendall vào tháng 7 và công bố báo cáo vào tháng 12 năm nay.
Nghiên cứu về AAM sẽ tập trung vào tính cơ động do các tính năng như tiếp nhiên liệu tự động, vận chuyển hàng hóa trong không gian và tàu chở dầu đa năng mang lại trong cuộc chiến sau này với Trung Quốc. Ban cố vấn khoa học sẽ đánh giá các khả năng và thiếu sót của lực lượng tiếp dầu và không vận của Lực lượng Không quân, và sẽ khuyến nghị đầu tư khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực đó.
Nghiên cứu thứ hai liên quan đến việc thử nghiệm do ban cố vấn tiến hành có mục đích đảm bảo rằng các hệ thống đánh giá tính năng mới của USAF hoạt động nhanh chóng và hiệu quả. Nghiên cứu sẽ xem xét những đột phá về công nghệ như trí tuệ nhân tạo, mô hình hóa và những mô phỏng có thể giúp ích cho quá trình thử nghiệm của Lực lượng Không quân, cũng như phát hiện ra những vấn đề về công nghệ và quy trình thực hiện.
Đối với nghiên cứu về khả năng phục hồi hoạt động hàng không, USAF muốn hội đồng cố vấn phân tích các mối đe dọa hiện tại đối với các căn cứ ở khu vực Châu Âu và Thái Bình Dương, đồng thời xem xét các giải pháp phòng không với "tỷ giá hối đoái có lợi". Lực lượng Không quân muốn một bản đánh giá sơ bộ về những công nghệ như vũ khí năng lượng định hướng, laser, máy bay đánh chặn phi động năng và “công nghệ máy bay độc lập trên đường băng”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.