Theo chân những người đi lao động, học tập ở Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước về Việt Nam, Simson là mẫu xe máy khan khiếm, đắt đỏ. Tuy không đắt bằng Honda Super Cub nhưng lúc đó Simson cũng phải có giá tới 1 cây vàng, một mức giá mà chỉ có nhà giàu Việt vào thời bao cấp mới với tới được.
Simson một thời để nhớ của trai Việt.
Pô xe với tiếng nổ ròn rả, tỏa khói trắng cùng kết cấu xe cao ráo, Simson gây ấn tượng mạnh với người đi đường và là niềm ngưỡng mộ của những người xung quanh.
Mẫu xe này được các chàng trai lãng tử, con nhà giàu ưa chuộng hơn cả huyền thoại Honda Super Cub. Không chỉ vì Simson thể hiện chất nam tính mà còn gắn với mác đi Tây. Cưỡi trên Simson không khác nào như “bạch mã hoàng tử” đốn tim các bóng hồng.
Simson nam tính thể hiện chất lãng tử.
Các mẫu xe Simson về Việt Nam thời đó chủ yếu là mẫu S50, S 51 mang động cơ nhỏ có công suất đầu ra 3,7 mã lực. Tuy nhiên, đến 1990 mẫu S 51 không còn được sản xuất nữa. Simson cũng dần đi vào thoái trào.
Chưa kể là sau năm 1991, sự sụp đổ của khối Liên Xô và Đông Âu cũ, trào lưu đi xuất khẩu lao động và du học tại đây của người Việt Nam cũng không còn mạnh như trước. Simson đã dần dần không còn được ưa chuộng.
Có Simson là gắn với mác đi Tây một thời của phái mạnh Việt.
Nếu so với “kim vàng giọt lệ” Honda Super Cub, Simson có những điểm tự hào. Thế nhưng mẫu xe này đã không thể nào đạt được tuổi thọ so với Super Cub, mà phải chịu số phận “đoản mệnh” vì nhiều lý do khác nhau.
Hiện ở đây đó vẫn còn rơi rớt những mẫu Simson cũ, đánh thức hoài niệm của thế hệ chơi xe thời bao cấp, với tâm trạng xao xuyến về một dòng xe với tiếng nổ rền rã và khói trắng tỏa mùi từng làm say đắm bao thiếu nữ, từng là niềm mơ ước của bao chàng trai.
Honda Wave Alpha trở thành mẫu xe số ăn khách nhất của Honda, trung bình mỗi ngày có 1.200 chiếc về tay khách hàng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.