Sông nước

  • Trên dòng sông Cổ Chiên hiền hoà, chúng tôi cùng nhau trải nghiệm những điều thật thú vị khi cùng mẹ đi bắt hến. Giờ nhắc đến món canh hến mẹ nấu năm xưa mà nhớ quê, nhớ mẹ khôn nguôi.
  • Mặc dù mới đầu mùa mưa, nước nổi phía thượng nguồn chưa tràn về nhưng hiện nay nhiều trại xuồng đóng ghe bầu ở thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu miệt đồng bằng đã rộn ràng tiếng cưa, tiếng đục.
  • Trên vùng đất thường xuyên nhiễm mặn, phèn nhưng lão nông Sơn Sa Ranh (SN 1942, dân tộc Khmer) vẫn có được một vườn lan tươi tốt có tiếng ở huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh. Nhiều người trồng lan nể phục ông bởi ông đam mê lan và rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm.
  • Từ Hà Nội theo Quốc lộ 6 khoảng 180km, sau gần 4 tiếng ngồi xe, bạn sẽ đến cao nguyên Châu Mộc. Ấn tượng đầu tiên sẽ là những đồi chè xanh ngút ngàn, những sóng cỏ chạy tít tắp tận chân trời hay những nương mận đang vào mùa thu hoạch… Nếu thích khám phá những điều bí ẩn, bạn nên đi thêm 50km nữa vào Suối Bàng để tìm hiểu những "hang ma" của người xưa với cách mai táng độc đáo: treo mộ trên những đỉnh núi cao chót vót.
  • Trong chuyến công tác tại tỉnh Bến Tre, tôi đã có một buổi chiều mê mẩn trong vườn cây cảnh bạc tỷ của ông Võ Ngọc Sáng ở xã Sơn Định (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) - một lão nông chính hiệu nhưng lại học được nghề chăm sóc, tỉa cây cảnh chuyên nghiệp như những nghệ nhân thực thụ. 
  • Chưa tới ngày mùa, lúc rảnh rang người bình dân miền Tây thường bắt tay vào việc chăn nuôi, trước là để trang trải cuộc sống vốn dĩ cơ hàn, sau nữa là tìm thêm niềm vui trong công việc. Một trong những thú vui tiêu khiển ấy của các lão nông miền Tây, đó là đi… chăn vịt.
  • Với đồng bào Tây Nguyên nói chung và bà con bên sông Đăk La, thành phố Kon Tum nói riêng, thuyền độc mộc từ xa xưa không chỉ là phương tiện đi lại chủ yếu để đưa bà con lên nương, làm rẫy và đi vào rừng, mà còn là phương tiện giúp bà con đánh bắt cá hằng ngày để mưu sinh.
  • Đây là thú tiêu khiển thường là của những người đàn ông lớn tuổi, cũng là nghề của "phường săn chim cảnh". Người đi gác cu bắt đầu từ những ngày nắng gáo là ngon ăn nhất. Người bình dân sử dụng nhiều hình thức như: dùng lưới giựt, hoặc cũng cách dùng lưới nhưng rình để bắt cu ngủ.
  • Cứ độ ra Giêng, đầu tháng Hai, khi trời miền Tây Nam bộ vào mùa nắng hạn là thời điểm người bình dân bắt đầu bện đăng, bện bửng xuống sông để đặt lọp bắt tôm, cá.
  • Cà ràng đặt ở trái bếp, có hình dáng như số 8 được uốn bằng đất sét một đầu to có 3 cạnh để kê nồi, đầu còn lại nhỏ để đưa củi vào. Phần trước cà ràng, nơi có lửa ngọn thì nấu, còn phần sau đuôi, thì cào than để nướng hoặc để giảm bớt sức nóng cho món ăn đang nấu.