Sông nước

  • Chiếc chiếu gắn liền với đời sống của người bình dân Tây Nam bộ ngay từ những ngày đầu họ đến đây mở cõi. Những cánh đồng đầy năng, lát, ngoài việc phải dùng phảng phát cỏ để lấy đất cấy trồng, người ta còn tận dụng cây lát để dệt chiếu.
  • Tre đem lại cho con người nhiều hữu dụng. Măng tre chế biến món ăn, lá tre để gói bánh ú, thân tre làm rui, mè lợp nhà, tre bắc cầu qua mương, rạch, tre đốn về chế thành các phương tiện đánh bắt thủy hải sản. Từ ống trúm, cần câu, đến cái lờ, cái lộp, cái vó, … tre không thể vắng mặt. Nhưng thông dụng và độc đáo hơn cả là những chiếc sào tre.
  • Giờ đây, đi qua các dòng sông đã thấy nhiều cây cầu nối đôi bờ khang trang phố xá. Ngay cả ở những bản làng thưa vắng cũng có những cây cầu treo bằng thép bắc qua. Nhưng đâu đó vẫn còn những bến phà xưa cũ, đã nhiều năm gắn bó với cư dân đôi bờ...
  • Những chuyến đò xuôi ngược chở khách xa gần, những tiếng gọi đò trên triền đê lộng gió và hình ảnh người lái đò cần mẫn một đời đưa khách sang sông luôn in đậm trong tâm trí tôi.
  • Cùng với sông Mỹ Thanh ở Sóc Trăng, sông Cửa Lớn có dòng chảy mạnh. Bởi tính chất đặc biệt này nên đây được coi là khởi nguyên của phương thức lợi dụng dòng chảy, đón tôm cá bằng lưới ống của người dân quê.
  • Ai có dịp dạo trên con đường mòn xã Phú Quới (Vĩnh Long) quê tôi, nhìn xuống mé sông sẽ nghe được tiếng gọi mời mua hàng bằng chất giọng miền Tây đặc sệt: “Ai mua cá, mắm, trái cây… không?”. Tiếng gọi chào hàng thân thương ấy từ lâu đã gắn bó thân thiết với người dân nơi đây từ bao đời.
  • “Con ơi! Ra sau vườn hái ít lá cho dê ăn, để nó đói tội nghiệp lắm!”. Đó là câu nói quen thuộc mà ba tôi thường bảo chúng tôi thưở còn thơ bé. Trong kí ức của tôi, dê là 1 loại gia súc khỏe mạnh, ăn tạp và đặc biệt là nó đã gắn bó với tuổi thơ nghèo khó của chúng tôi.
  • Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, người bình dân dùng lá lốt để nướng cá bằm vi viên nhưng ngon nhất là thịt bò nướng lá lốt. Trẻ con mê nhất món này, chúng gọi là bò lụi.
  • Xưa, miền thôn quê sông nước Cửu Long giang kinh tế chủ yếu là tự túc tự cấp. Người bình dân vừa chinh phục thiên nhiên khai khẩn hoang hóa để dựng làng, lập ấp. Họ cũng tận dụng tất cả những gì có thể để phục vụ cho đời sống của mình.
  • Quê tôi là vùng đất cù lao với nhiều sông ngòi, kinh rạch, việc đi lại trắc trở trăm bề. Nếu muốn lên chợ huyện phải lụy 1 chuyến phà trên con sông rộng tầm 500m. Chuyến phà quê là nhịp cầu nối vô hình, đưa chúng tôi rời xa quê hương, dấn bước vào đời.