Như Dân Việt đã đưa tin, chiếc xe ô tô Mercedes do tài xế Lê Trung Hiếu, trú tại Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội điều khiển đã gây tai nạn ở hầm Kim Liên (Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội), hậu quả làm 2 người chết. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 0h10 sáng 1.5.
Cụ thể, tài xế Hiếu điều khiển ô tô Mercedes 30F-154.78 lưu thông qua hầm Kim Liên đã đâm vào xe máy không biển số do chị Đinh Thị Hải Yến (SN 1976, ở Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) điều khiển, chở theo và Trần Thị Quỳnh (SN 1976, ở Láng Thượng, quận Đống Đa), 2 chị này tử vong tại chỗ.
Tài xế Mercedes tông chết 2 phụ nữ rồi bỏ chạy có bị khởi tố? (Ảnh: IT)
Sau khi gây tai nạn, Hiếu không dừng lại hiện trường mà tiếp tục lái xe bỏ chạy về hướng Đại Cồ Việt thì bị lực lượng cảnh sát bắt giữ.
Trao đổi với Dân Việt, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Tôi chưa rõ cụ thể các vi phạm của tài xế xe Mercedes gây tai nạn ở hầm Kim Liên làm 2 người chết, vì còn liên quan tới kết luận điều tra và đo đạc hiện trường của cơ quan điều tra”.
Tuy nhiên, việc gây tai nạn giao thông dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là chết người thì cơ quan chức năng nên khởi tố vụ án để làm rõ. Mặt khác, các vi phạm của người điều khiện phương tiện giao thông gây ra hậu quả nghiêm trong còn phải xét các yếu tố như: Có bằng lái xe không; có nồng độ cồn trong người vượt quá giới hạn cho phép không; có bỏ chạy khỏi hiện trường không… Nếu có thêm các yếu tố này sẽ là những tình tiết tăng nặng và sẽ bị khởi tố bị can, xử lý theo Khoảng 2, điều 260 Bộ Luật hình sự với mức án 3 - 10 năm tù.
Luật sư Hoàng Ngọc – Văn phòng Luật sư Nhiệt Tâm và cộng sự cùng quan điểm: "Người điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả nghiệm trọng làm chết người chắc chắn phải khởi tố vụ án. Ở đây, việc khởi tố vụ án là để điều tra về vụ án đó, còn có khởi tố bị can hay không sẽ căn cứ vào các vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nghiệm trọng không".
Theo luật sư Ngọc, dù chưa có kết luận của cơ quan điều tra nhưng với các thông tin trên báo chí thì có thể thấy tài xế lái xe Mercedes sau khi gây tai nạn đã bỏ chạy, có phát hiện nồng độ cồn, ... đó là các tình tiết tăng nặng. Về nguyên tắc, khi gây tai nạn tài xế được phép bỏ xe rời khỏi hiện trường và ra cơ quan công an gần nhất đầu thú trong vòng 24 giờ.
Tuy nhiên, ở đây tài xế đã mang theo cả xe khỏi hiện trường, tức là đã xác định dấu hiệu bỏ trốn, làm mất dấu vết khi gây tai nạn tại hiện trường, gây khó khăn cho công tác đo đạc hiện trường của cơ quan điều tra.
“Trường hợp tài xế bỏ trốn, không chỉ có thể khởi tố vụ án mà đủ yếu tố để khởi tố bị can luôn vì tài xế Mercedes này đã có dấu hiệu vi phạm luật giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng dẫn tới chết người”, LS Ngọc nhấn mạnh.
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.