Tết, người ta cúng vái, khấn điều gì? Và tại sao ai cũng hái lộc?
Tết, người ta cúng vái, khấn điều gì? Và tại sao ai cũng hái lộc?
Thứ bảy, ngày 25/01/2014 07:12 AM (GMT+7)
Tham khảo hai bài văn cổ, Khấn sáng mùng Một Tết tại bàn thờ gia tiên, và bài văn Cúng yết cáo linh thần ở đền miếu, ta thấy thể hiện rõ nội dung khấn cúng theo quan niệm của người Việt.
1. Kính cẩn thưa rằng: Nay theo tuế luật; Mồng Một đầu xuân; Mưa móc thấm nhuần; Đón mừng Nguyên đán; Cháu con tưởng niệm; Nội ngoại Tổ tiên; Kính cẩn dâng lên; Lễ nghi vật phẩm, Cúi xin chứng giám; Biểu lộ lòng thành; Thỉnh cáo tiên linh; Cùng về hâm hưởng; Tôn linh tại thượng; Phù hộ độ trì; Năm mới mọi bề; Yên vui khang thái. Cẩn cáo!
2. Trộm nghĩ: Ôn thần! Hào khí sáng ngần, đức ân rộng lớn; Ngôi cao vạn trượng uy nghi; Vị chín mười phương biến hiện; Nhân buổi đầu xuân; Lễ dâng Nguyên đán; Cúi xin giải tỏa lòng trần; Cầu được hộ trì ý nguyện; Người người hoan hỉ minh xương; Nhà nhà cát tường khang kiện; Đội ơn đương cảnh thành hoàng; Đội đức tôn thần linh hiển; Giả lộc gia ân, trừ biến. Cẩn cáo!
Ai không thuộc bài nguyện thì tự khấn vái thành tâm theo ước nguyện riêng của mình, gọi là khấn nôm.
Tết đi lễ Phật, Thần ở chùa, miếu người ta cũng không quên hái lộc (hái, bẻ một cành hoa hay một ít lá non trong vườn cảnh), có người còn mang hương lộc - nhang đã “thắp” ở chùa về nhà, tin rằng đó là “lộc thiêng, xin của Trời Phật”, sẽ gặp tốt lành trong cả năm.
Do khách vãn cảnh, lễ Phật quá đông, lại “hái lộc” cùng một lúc, nên có nhiều nơi, cứ sau Tết là vườn cảnh của nhà chùa bị xơ xác! Từ thực tế đó, không ít nơi đã sáng tạo một “vườn hoa dã chiến” trước sân chùa để phục vụ thỏa đáng yêu cầu hái lộc của thiện tín. Nhờ vậy cảnh quan nơi tôn nghiêm vẫn được bảo toàn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.