Tết xưa

  • Gửi cô gái thân yêu của tôi 10 năm trước! 10 năm là khoảng thời gian dài đúng không? 10 năm để cho chúng ta đủ cảm nhận được những thay đổi trong cuộc đời, cuộc sống xung quanh mình. Có những điều của quá khứ nhưng vẫn khiến ta nghẹn ngào khi suy nghĩ.
  • Người ta cứ nói Tết bây giờ không còn vui như ngày xưa nữa, nhưng lạ lùng ghê, Tết thì bao đời nay vẫn vậy, chỉ có chúng ta không còn vui và hồn nhiên như xưa nữa.
  • Trước khi đón rước linh hồn tổ tiên, những người đã khuất về ăn tết, người dân quê tôi đều có truyền thống tổ chức đi tảo mộ, thắp nhang thăm viếng, nhổ cỏ, sửa sang, tu bổ mộ phần… của những người thân trong gia đình, dòng họ đã quá cố. Việc làm mỗi năm này đã mang lại cho tôi niềm hạnh phúc trong những ngày năm hết Tết đến.
  • 28. Tết sắp đến. Hướng mắt ra đường, tự nhủ lòng mình “Tết sắp đến”. Thật sự nếu không phải trên lịch ghi 28 Tết, tôi cũng không biết.
  • Hẳn không ít người sẽ nghĩ ký ức Tết trong những người con Sài Gòn sẽ là những điều tương tự như ngắm pháo hoa giao thừa hay là đi dạo quanh đường hoa Nguyễn Huệ... Tuy nhiên, sinh ra và lớn lên tại quận 8, ký ức Tết trong tôi có thêm điều khác lạ: Chợ hoa Bến Bình Đông.
  • Năm 1961, tôi tham gia hoạt động cách mạng trong Cánh học sinh sinh viên Khu Sài Gòn - Gia Định, một thời gian rồi thoát ly ra vùng giải phóng.
  • Tết là dịp của những đứa trẻ, được mặc quần áo mới, được tung tăng trên đường làng theo cha, theo mẹ tới nhà anh em bà con nhận lì xì. Tết là dịp để chúng tôi ngồi lại cùng nhau đếm tiền chia nhỏ ra bỏ vào ống heo và sắm vài thứ nho nhỏ cần thiết. Đối với mỗi đứa trẻ hồi đó, Tết là dịp để chúng tôi được đắm chìm trong những tờ tiền mới, đếm đi đếm lại mấy chục lần.
  • Mùng 4 Tết, tôi chở má về thăm quê nội. Nói là quê vì khi xưa ba tôi sinh ra và lớn lên tại đây. Chứ hiện tại, quê nội trong tôi chỉ còn là ký ức vì mảnh đất xưa ba tôi không còn đứng chủ quyền, căn nhà xưa bây giờ đã không còn lại dấu vết kể từ khi ông bà nội tôi mất.
  • Với mỗi người chúng ta, khi nhắc đến Tết thì hết thảy ai nấy đều thấy háo hức, bâng khuâng. Và khi đời sống ngày càng được nâng cao, thì ký ức về Tết thời nghèo khó tự dưng cứ ùa về làm lòng ta bồi hồi xúc động.
  • Tết đã tràn về khắp các con ngõ nhỏ, miên man lòng người những nỗi niềm khó tả. Năm nay, tôi bắt đầu sợ Tết, lại chỉ muốn bỏ xa thành phố mà về quê sống ngày một ngày hai. Và không biết tự lúc nào, những mảng ký ức về bếp lửa của bà đêm giao thừa năm ấy đã khỏa lấp cả nỗi thương, nỗi nhớ trong tôi.