Trồng cây đặc sản, cây thấp tè đã ra trái quá trời, nông dân một nơi ở Hậu Giang lời tiền tỷ

Nguyễn Thanh Khoa (Trạm KN xã Đại Thành/TTKN Hậu Giang) Thứ ba, ngày 23/01/2024 18:52 PM (GMT+7)
Dừa sáp là một loại trái cây đặc sản có nguồn gốc xuất xứ từ tỉnh Trà Vinh. Điểm nổi bật nhất của loại dừa sáp đặc sản trước đây chỉ trồng được ở tỉnh Trà Vinh, tỉ lệ trái đạt chất lượng (trái sáp) khoảng từ 30 – 40%/ buồng dừa. Nay dừa sáp đã trồng được ở Hậu Giang.
Bình luận 0
Hiện nay bằng các biện pháp nhân giống dừa sáp hiện đại, giống dừa này đã được trồng ở nhiều địa phương khác nhau ở miền Tây, trong đó có tỉnh Hậu Giang.

Dừa sáp là một trong các giống dừa có giá trị kinh tế rất cao. Đặc điểm nổi bật của giống dừa này ở chổ cơm dừa, có đặc điểm cơm dừa đặc quánh, sền sệt, hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

Cơm dừa sáp có mùi thơm đặc trưng, nếu làm thức uống giải khác vô cùng bổ dưỡng và được thực khách rất ưa chuộng.

Năm 2017 Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với trường Đại học Trà Vinh nghiên cứu nhân giống thành công giống dừa sáp cấy mô tế bào.

Và hiện nay, dừa sáp giống cấy mô được trồng nhiều ở tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, và Hậu Giang…vv.

Đối với Hậu Giang, tại ấp Sơn phú, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, có 2 hộ nông dân là hộ ông Nguyễn Văn Bảnh và hộ ông Nguyễn Văn Sơn mạnh dạng đầu tư chuyển đổi mô hình trồng loại dừa sáp cấy mô tế bào. 

Nguồn cây dừa giống được đặt mua từ Trường Đại học Trà Vinh, giá một cây giống dừa sáp là 800.000 đồng, với diện tích 1,5 ha, trồng 220 cây dừa sáp giống, tổng chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình là: 180 triệu đồng, các khoảng chi phí khác 20 triệu đồng. 

Trồng cây đặc sản, cây thấp tè đã ra trái quá trời, nông dân một nơi ở Hậu Giang lời tiền tỷ- Ảnh 2.

Mô hình trồng dừa sáp trên địa bàn thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.

Trồng cây đặc sản, cây thấp tè đã ra trái quá trời, nông dân một nơi ở Hậu Giang lời tiền tỷ- Ảnh 3.

Trong một cây dừa sáp đã ra trái ở Hậu Giang, tỉ lệ trái sáp chiếm khoảng 90%.

Sau 3 năm trồng, chăm sóc và được cán bộ ngành nông nghiệp thành phố Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) quan tâm thường xuyên tham gia cùng chủ hộ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đã cho thu hoạch đạt kết quả khả quan, tỉ lệ trái cho chất lượng sáp đạt từ 90-95 %.

Giá bán dừa sáp cho thương lái hiện nay tại vườn giao động từ 100 – 120 ngàn đồng/trái. Chủ vườn dừa cho biết vườn dừa đã cho trái hơn 100 gốc.

Năm đầu ước thu hoạch sản lượng mỗi gốc dừa từ 100 – 150 trái/năm, và doanh thu cho vườn dừa sáp đạt khoảng 1,5 tỷ đồng/năm đầu. 

Sau khi trừ chi phí đầu tư, nông dân trồng dừa sáp ở Hậu Giang thu hồi vốn đầu tư rất nhanh, còn lại những năm tiếp theo là phần lợi nhuận mỗi năm ước có thể lên đến 2 tỷ đồng/năm.

Định hướng của ngành nông nghiệp, lãnh đạo thành phố Ngã Bảy và địa phương đang thực hiện đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp “trước tác động biến đổi khí hậu...

Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, cần phải chú trọng chọn những cây trồng cho giá trị kinh tế cao, tạo ra sản phẩm chất lượng, đặc trương của địa phương gắn phục vụ nhu cầu du lịch, công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. 

Đây được xem hướng đi phù hợp, thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang). 

Trên cơ sở đó, thành phố lựa chọn triển khai mô hình này, bước đầu qua khảo sát các hộ thực hiện mô hình đều cho kết quả khả quan, thời gian tới các địa phương sẽ tham mưu UBND thành phố Ngã Bảy nhân rộng mô hình theo hướng có trọng tâm.

Ngành chuyên môn chọn lọc địa bàn, hộ gia đình có điều kiện phù hợp, kết hợp liên kết các cơ sở du lịch, cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tạo đầu ra ổn định cho các loại sản phẩm” có giá trị kinh tế cao tại thành phố Ngã Bảy.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem