Trồng mía

  • Áp lực Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã được kéo giãn tới năm 2020 nhưng đó có phải là liều thuốc để hàng loạt nhà máy đường (NMĐ) vượt qua cơn hấp hối?
  • LTS: Ngành mía đường Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phá sản khi hết bảo hộ, vì không thể cạnh tranh với đường ngoại. Liệu có phải chính sách quản lý và điều hành bất cập đã dẫn tới tương lai u ám này, hay là vì doanh nghiệp chậm cải cách với sự thay đổi của kinh tế thị trường? Tương lai ngành công nghiệp sản xuất hơn 1,5 triệu tấn đường mỗi năm và đời sống người nông dân trồng mía sẽ ra sao?
  • Trong khi người dân trồng mía ở nhiều địa phương khác thua lỗ nặng nề, không ít hộ hoang mang phá bỏ cây mía, thì ở Sơn La, diện tích cây trồng này vẫn tiếp tục tăng tới 17,6% so với năm 2017, đạt 9.451ha. Điều lạ này có được là nhờ Công ty cổ phần Mía đường Sơn La đã đóng vai trò bình ổn giá cả, thị trường rất hiệu quả.
  • Sản lượng mía nguyên liệu đầu vào toàn ngành sản xuất đường Việt Nam là hơn 15 triệu tấn, lượng bã mía thải ra vô cùng lớn. Nếu toàn bộ lượng bã mía này được dùng sản xuất điện, sẽ cho 15 tỷ kWh điện mỗi năm.
  • Nhờ có sự “bảo hộ” của Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La (gọi tắt là Công ty) hàng ngàn hộ dân ở Sơn La yên tâm đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng nương mía của gia đình. Đời sống, thu nhập của nông dân trồng mía cũng nhờ đó mà ngày càng cải thiện, nâng cao. Nhiều hộ đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ mía.
  • Người đầu tiên trong thôn Nà Rọ, xã Song Giang, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn bỏ cây lúa để trồng mía mềm (mía tím) đem lại thu nhập cao gấp 3-4 lần là chị Hứa Thị Miền.
  • Sau Tết, khi trời còn đang lớt phớt những cơn mưa phùn của mùa xuân thì trên các triền đồi, người nông dân đã tất bật bước vào vụ gieo trồng mới. Tại làng làm mía đường trăm tuổi ở Nà Rọ, Song Giang, Văn Quan, Lạng Sơn, bà con đang tích cực xuống giống mía để cuối năm có những luống mía tốt, nấu ra những mẻ đường ngon nhất.
  • Với việc thực hiện giảm thuế về 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ngành mía đường đứng trước viễn cảnh hàng ngoại nhập tràn vào chiếm lĩnh thị trường trong nước, các nhà máy chế biến đóng cửa, nông dân quay lưng với trồng mía. Để tránh những rủi ro trên, ngành mía đường cần tháo gỡ những “nút thắt” đang tồn tại bấy lâu nay.
  • Nhiều hộ nông dân ở huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) đã thoát nghèo, bứt phá lên khá giả nhờ sự tiếp sức của đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).
  • Nhiều ruộng mía bị ngập trong nước, năng suất và giá bán giảm, khó thuê nhân công… là những khó khăn đang gặp phải của người dân trồng mía của tỉnh Hậu Giang trong mùa nước nổi.